Xét Nghiệm Tiền Sản Giật Gồm Những Gì? Quy Trình Ra Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Xét Nghiệm Tiền Sản Giật Gồm Những Gì? Quy Trình Ra Sao?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 26, 2022

Tiền sản giật là tình trạng Protein niệu và huyết áp tăng nhiều ở thai phụ. Bệnh lý này có thể gây ra biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Do đó, bác sĩ thường chỉ định cho mẹ bầu làm xét nghiệm tiền sản giật để tầm soát bệnh lý chính xác và kịp thời chữa trị hiệu quả. Bạn hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này nhé!

Tác hại của tiền sản giật

Trong thời kỳ thai nghén, tiền sản giật là biến chứng sản khoa nghiêm trọng, thường gặp ở tam cá nguyệt thứ ba. Tiền sản giật không chỉ khiến mẹ bầu gặp nguy hiểm mà còn là nguyên nhân chính gây tử vong sơ sinh. Chủ yếu là do sinh non tháng, phải chấm dứt thai kỳ sớm vì thai chậm tăng trưởng trong tử cung, chết lưu, suy dinh dưỡng,… Vậy xét nghiệm tiền sản giật có nghĩa gì? 

Ý nghĩa của xét nghiệm tầm soát tiền sản giật

  • Đây là một hình thức xét nghiệm tầm soát, không phải chẩn đoán.
  • Xét nghiệm có mức độ dương tính giả là 10%, độ nhạy 90%.
  • Xét nghiệm giúp đánh giá nguy cơ mẹ bầu có khả năng bị tiền sản giật ở giai đoạn < 32 tuần và < 37 tuần là thấp hay cao.
  • Kết quả nguy cơ thấp: Mẹ bầu gần như không xuất hiện tiền sản giật. Tuy nhiên, xét nghiệm tiền sản giật tầm soát chưa hẳn là chính xác 100%. Do đó, thai phụ vẫn nên thăm khám định kỳ và theo dõi thường xuyên.
  • Kết quả nguy cơ cao: Mẹ bầu sẽ được bác sĩ theo dõi sát sao và đề ra kế hoạch can thiệp phù hợp.
xet-nghiem-tien-san-giat-1
Xét nghiệm tiền sản giật là hình thức tầm soát, không phải chẩn đoán

Khi nào cần làm xét nghiệm tiền sản giật?

Khi thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh hoặc xuất hiện dấu hiệu thì cần làm xét nghiệm tiền sản giật. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể kịp thời lên phác đồ can thiệp, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Dấu hiệu sớm của bệnh tiền sản giật gồm có:

  • Phù toàn thân.
  • Khó thở vì có dịch trong phổi.
  • Suy giảm chức năng gan.
  • Lượng tiểu cầu trong máu giảm ở mức báo động.
  • Thị lực thay đổi như nhạy cảm với ánh sáng, mắt mờ đi,…
  • Buồn nôn, nôn, đau đầu, bụng trên.
  • Có vấn đề về thận, thiểu niệu, đi tiểu ít.
  • Xuất hiện Protein trong nước tiểu. Albumin niệu > 300 mg/24h.
  • Huyết áp tăng cao đột ngột, thường trên 140/90 mmHg.

Một số nguy cơ của bệnh tiền sản giật gồm có:

  • Gia đình hoặc bản thân có tiền sử bị tiền sản giật.
  • Mẹ bầu trên 40 tuổi.
  • Đa thai.
  • Béo phì.
  • Tiền sử bệnh thận, đái tháo đường, huyết áp mãn tính,… 

Xét nghiệm tiền sản giật bao gồm những gì?

Theo các chuyên gia, xét trên lâm sàng mức độ nghiêm trọng của bệnh tiền sản giật sẽ được đánh giá dựa vào phạm vi chính mà nó có thể ảnh hưởng như: Hệ thống thận, gan, huyết học, thần kinh trung ương và đơn vị thai nhi – rau thai. Như vậy, căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng, mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Từ đó đề ra kế hoạch chữa trị, theo dõi phù hợp.

Tương tự như bệnh tăng huyết áp, trước khi chuyển biến nghiêm trọng, tiền sản giật sẽ không có biểu hiện quá rõ rệt. Do đó, để theo dõi tốt sức khỏe của em bé và bản thân, mẹ bầu nên đo huyết áp thường xuyên. Với thai phụ có huyết áp trêm 140/90 mmHg, bác sĩ có thể chỉ định cho làm một số xét nghiệm tiền sản giật dưới đây:

Xét nghiệm máu đo nồng độ PLGF

PLGF là một chất do nhau thai tiết ra. Nó là loại Protein tiền sinh mạch máu (Proangiogenic Protein) có liên quan trong việc điều hòa chức năng nội mô của mẹ bầu và sự phát triển hệ thống mạch máu trong bánh nhau. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm máu cũng hỗ trợ bác sĩ đánh giá chức năng hoạt động của một số cơ quan như gan, thận. Đồng thời, nó cũng cho thấy hàm lượng tiểu cầu có trong máu. Đây chính là yếu tố vô cùng quan trọng đối với chức năng đông máu và quá trình hồi phục vết thương.

Tổn thương thận hay những hội chứng khác như HELLP có thể được phát hiện thông qua hình thức xét nghiệm máu. Trong đó, HELLP là từ viết tắt của hội chứng phá hủy các tế bào máu đỏ – tán huyết, số lượng tiểu cầu và tình trạng men gan cao. Biểu hiện cụ thể là buồn nôn, nôn, đau đầu, bên phải bụng có cảm giác đau. Lượng Axit Uric trong máu tăng cao là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh tiền sản giật.

xet-nghiem-tien-san-giat-2
Xét nghiệm máu đo nồng độ PLGF hỗ trợ tầm soát tiền sản giật

Xét nghiệm nước tiểu

Tỷ lệ Protein/Creatinin và lượng Protein được đào thải qua đường tiểu đều là các trị số quan trọng trong việc xác định mức độ của bệnh tiền sản giật. Bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu làm xét nghiệm nước tiểu trong vòng 24 giờ để đo được những trị số này. Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng cho thấy dấu hiệu tổn thương của thận do bệnh tiền sản giật nếu lượng đạm đo được vượt mức 300 mcg.

Siêu âm thai

Phương pháp siêu âm giúp bác sĩ đánh giá tình hình phát triển của em bé, ước lượng cân nặng và kiểm tra lượng nước ối xem có gì bất thường hay không. Quan trọng nhất vẫn là đo trở kháng động mạch tử cung. Vì ở mẹ bầu bị tiền sản giật, kháng động mạch tử cung sẽ gia tăng.

Đo sức khỏe thai nhi 

Kiểm tra nhịp tim sẽ giúp bác sĩ theo dõi được sức khỏe của thai nhi trong lúc vận động. Kết quả đo sức khỏe thai nhi và dữ liệu từ phương pháp siêu âm sẽ tạo nên trắc đồ sinh lý học về hoạt động hô hấp, chuyển động của em bé cũng như hàm lượng nước ối hiện có trong tử cung. Bên cạnh đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ thực hiện thêm một số xét nghiệm:

  • Kiểm tra chức năng đông chảy máu toàn bộ.
  • Điện giải đồ và dự trữ kiềm.
xet-nghiem-tien-san-giat-3
Kiểm tra nhịp tim sẽ giúp bác sĩ theo dõi được sức khỏe của thai nhi trong lúc vận động

Quy trình xét nghiệm tiền sản giật

Dưới đây là cơ sở thực hiện và quy trình xét nghiệm tiền sản giật:

Cơ sở của việc xét nghiệm tiền sản giật

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật chủ yếu phụ thuộc vào nồng độ Protein niệu (đạm niệu) và huyết áp cao. Hiện nay, kỹ thuật xét nghiệm máu có khả năng giúp bác sĩ phát hiện ra dấu hiệu từ sớm. Đồng thời mẹ bầu có thể thực hiện ngay ở tam cá nguyệt đầu tiên. Nhờ đó hỗ trợ đắc lực cho việc tiên lượng ngắn hạn và chẩn đoán nguy cơ tiền sản giật.

Với phương pháp này, mẹ bầu sẽ được chỉ định làm xét nghiệm máu xác định tỷ số sFlt-1/PIGF. Thông thường, nồng độ PIGF và sFlt-1 sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng của tiền sản giật, nồng độ của hai yếu tố này sẽ có sự thay đổi, làm tỷ số sFlt-1/PIGF gia tăng. 

Quy trình thực hiện xét nghiệm tiền sản giật cơ bản

Xét nghiệm tiền sản giật ở tam cá nguyệt đầu tiên thường được thực hiện cùng với Combined test (tầm soát những bất thường về nhiễm sắc thể 13, 18, 21) vì có thể tiến hành trên cùng một mẫu máu. Loại xét nghiệm này không xâm lấn và rất an toàn.

 Bước 1: Thu thập thông tin của mẹ bầu về tiền căn bệnh lý gia đình và bản thân, cân nặng, độ tuổi và chiều cao.

 Bước 2: Xét nghiệm máu

Thu thập mẫu máu của mẹ bầu từ 11 tuần – 13 tuần 6 ngày để tiến hành đo nồng độ PLGF trong máu. Thông thường, trong 2 quý đầu của thai kỳ, PLGF sẽ gia tăng và giảm dần ở quý 3. Chất này sẽ giảm nhiều trong máu của mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật. 

 Bước 3: Đo huyết áp động mạch trung bình

  • Mẹ bầu nghỉ ngơi từ 3 – 5 phút sau đó ngồi đúng tư thế. Hai bàn chân chạm đất, hai cánh tay đo huyết áp đặt ngang tim, tâm lý thoải mái.
  • Dùng máy đo huyết áp tự động để đo cả hai tay cùng lúc. Điều dưỡng sẽ tiến hành đo 2 lần rồi lấy giá trị trung bình cho mỗi tay và cả hai tay. 
  • Huyết áp động mạch trung bình = (Huyết áp tâm thu – huyết áp tâm trương)/3 + huyết áp tâm trương.

 Bước 4: Siêu âm bụng đo chỉ số xung động mạch tử cung

Trở kháng động mạch tử cung sẽ giảm theo tuổi thai ở thai kỳ bình thường. Nhưng chỉ số trở kháng sẽ tăng trong các thai kỳ bị tiền sản giật hay chậm tăng trưởng. 

xet-nghiem-tien-san-giat-4
Siêu âm bụng giúp đo được chỉ số xung động mạch tử cung

Điều trị tiền sản giật như thế nào?

Chúng ta vừa tìm hiểu về phương pháp xét nghiệm tiền sản giật. Vậy cần điều trị bệnh lý này như thế nào? Để chữa trị hiệu quả, bác sĩ phải xây dựng phác đồ phù hợp với mục tiêu và mức độ của bệnh, cụ thể gồm có:

Ngăn ngừa tiền sản giật

  • Để dự phòng tiền sản giật, đăng ký khám thai định kỳ là việc đầu tiên cần làm. Bác sĩ sẽ chẩn đoán tiền sản giật qua mỗi lần khám thai bằng cách xét nghiệm lượng Protein trong nước tiểu và đo huyết áp. 
  • Mẹ bầu cần chú ý đến chế độ ăn trong giai đoạn này để ngăn ngừa đến 49% nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật. Cụ thể, hãy bổ sung nhiều thực phẩm chứa Vitamin D, Omega-3, EPA, DHA,… 
  • Trong thời kỳ thai sản, chị em cần chăm sóc cơ thể cẩn thận. Đặc biệt chú ý giữ ấm bàn chân, bụng, cổ, đầu.
  • Để ngăn chặn kịp thời nguy cơ mắc bệnh, mẹ bầu nên xét nghiệm tiền sản giật thường xuyên, nhất là khi thai nhi được 12 tuần tuổi trở lên. 

Điều trị tiền sản giật

Trường hợp bị bệnh nhẹ

  • Thông qua việc kiểm tra huyết áp mỗi ngày, mẹ bầu có thể tự theo dõi bệnh. Để đảm bảo kết quả chính xác, bạn nên nhận sự hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Nên ưu tiên nằm nghiêng sang trái và gia tăng thời gian nghỉ ngơi trong ngày.
  • Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất cần thiết, mẹ bầu cũng nên ăn nhạt hơn so với khẩu vị bình thường.
  • Tốt nhất, bác sĩ nên đến nhà theo dõi tình trạng bệnh 1 – 2 tuần/lần. Nếu phát hiện có chuyển biến xấu, mẹ bầu cần được chữa trị kịp thời.

 Trường hợp mức độ bệnh từ trung bình đến nặng

  • Mẹ bầu được yêu cầu nhập viện để thuận tiện cho việc theo dõi và chữa trị. Ví dụ như theo dõi cân nặng, huyết áp và Protein niệu 3 – 4 lần/ngày. Bên cạnh đó, thai phụ phải thực hiện theo một số chỉ định khác của bác sĩ như khẩu phần ăn, thuốc uống,…
  • Trường hợp thấy nguy cơ xấu có thể xảy ra, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng các biện pháp kích thích chuyển dạ sớm. 
xet-nghiem-tien-san-giat-6
Khi bệnh tiền sản giật ở mức từ trung bình đến nặng mẹ bầu cần nhập viện để điều trị

Xét nghiệm tiền sản giật có phải nhịn ăn không?

Theo khuyến nghị từ bác sĩ, mẹ bầu nên nhịn ăn trước khi xét nghiệm tiền sản giật để nhận được kết quả chính xác. Tốt nhất, thai phụ nên tiến hành làm xét nghiệm vào buổi sáng.

Tóm lại, xét nghiệm tiền sản giật có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý một cách chính xác và kịp thời đưa ra phác đồ chữa trị hữu hiệu, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ