Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 25, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc thời gian ủ bệnh quai bị là bao lâu, bệnh quai bị bao lâu thì khỏi, chúng ta hãy tìm hiểu quá trình phát triển của bệnh như thế nào nhé.
Khoảng 14 – 25 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus là thời kỳ ủ bệnh. Người bệnh chưa thể nhận ra mình có mắc quai bị hay không trong giai đoạn này, vì chẳng xuất hiện dấu hiệu cụ thể nào.
Người bệnh đã có thể nhận biết quai bị thông qua các triệu chứng trong giai đoạn khởi phát như đau góc hàm, đau họng, tuyến mang tai sưng to, sốt nhẹ, ăn kém, khó chịu, mệt mỏi toàn thân,… Thời kỳ này thông thường kéo dài khoảng 2 – 3 ngày.
Một bên tuyến mang tai của người bệnh sẽ sưng trước. Tiếp đến, phía còn lại sưng sau. Tai phình ra ngoài do tuyến mang tai sưng to. Dù da tại vùng sưng bị đỏ, nhưng không có cảm giác nóng, lúc ấn vào hơi tê bì. Giai đoạn này kéo dài khoảng 1 tuần. Ngay cả khi tuyến mang tai sưng, nhưng nhiều người lầm tưởng với bệnh lý khác, nên chủ quan không đi khám.
Bước sang giai đoạn phục hồi, các triệu chứng sốt, đau nhức giảm dần. Phần hàm của bệnh nhân cũng không còn sưng to như trước nữa.
Trên đây là quá trình phát triển của quai bị sau khi cơ thể nhiễm virus. Vậy thời gian ủ bệnh quai bị là bao lâu? Hãy xem tiếp bài viết để được giải đáp.
Thời gian ủ bệnh quai bị là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển bệnh, diễn ra ngay khi virus xâm nhập vào cơ thể. Lúc này người bệnh vẫn chưa phát hiện bản thân mắc quai bị, vì không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Thời gian ủ bệnh quai bị thường kéo dài trung bình khoảng 18 ngày, dao động từ 12 – 25 ngày (2 – 3 tuần). Nguồn truyền nhiễm và ổ chứa bệnh quai bị là con người. Bệnh nhân trong giai đoạn khởi phát là nguồn truyền nhiễm quan trọng nhất. Ngoài ra, người không có triệu chứng dù đã mang virus cũng có vai trò như nguồn lây nhiễm.
Thời gian ủ bệnh quai bị có lây không? Trên thực tế, một tuần trước khi chuyển sang giai đoạn khởi phát, bệnh nhân có thể lây virus quai bị cho người khác (lúc bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như viêm tuyến nước bọt, sốt). Thời điểm lây nhiễm mạnh nhất là 1 tuần xung quanh ngày khởi phát bệnh. Vì thế, để tránh lây nhiễm cho người khác, người bệnh nên được cách ly 9 ngày sau khi bị sưng hạch. Trong thời gian cách ly, nên khử khuẩn đồ dùng cá nhân của người bệnh, vệ sinh giường chăn mền nhằm tránh để virus lây lan.
Thắc mắc thời gian ủ bệnh quai bị là bao lâu đã được giải đáp xong. Mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Từ đó, có góc nhìn đa chiều hơn về căn bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro này.
Tiếp theo chúng ta cần học cách nhận biết bệnh, cụ thể như sau:
Từ 2 – 3 tuần sau khi nhiễm virus, triệu chứng của quai bị sẽ xuất hiện, rồi giảm dần trong những tuần tiếp theo. Dấu hiệu đặc trưng khi mắc quai bị là sưng đau ở một hoặc cả hai tuyến nước bọt mang tai (vùng hàm và má). Nếu diễn biến nặng, thậm chí có thể không nhìn thấy phần góc xương hàm dưới mang tai. Một bên mang tai có khả năng sưng trước phía còn lại. Tuyến nước bọt ở dưới lưỡi và hàm dưới cũng sẽ sưng đau trong một số trường hợp ít gặp.
Triệu chứng của quai bị dễ gây nhầm lẫn với sưng tuyến nước bọt do bệnh cúm hoặc sưng hạch bạch huyết. Một số biểu hiện không điển hình cũng có thể xuất hiện trước đó như mệt mỏi, chán ăn, đau cơ, đau đầu, sốt nhẹ kéo dài 3 – 4 ngày,… Một số bệnh nhân dù đã mắc quai bị nhưng vẫn chẳng có dấu hiệu nào hoặc chỉ biểu hiện triệu chứng không đặc hiệu. Thế bệnh quai bị có nguy hiểm không?
Bệnh quai bị dù được cho là lành tính nhưng nếu chữa trị chưa đúng cách, kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tỷ lệ tử vong do quai bị khá thấp, không vượt quá 1/100.000 dân, xảy ra chủ yếu ở ca bệnh nặng, mắc viêm màng não, viêm não hoặc viêm nhiều tuyến khác.
Người lớn dù ít khi mắc bệnh nhưng diễn biến sẽ nặng và nguy hiểm hơn so với trẻ nhỏ, điển hình là:
Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Nam giới sau dậy thì nếu mắc quai bị có khoảng 20 – 35% nguy cơ đối mặt với biến chứng này. Thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7 – 10 ngày, cũng có thể xuất hiện trước đó hoặc đồng thời. Trong các trường hợp teo tinh hoàn, 50% số ca dẫn đến tình trạng suy giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.
Nhồi máu phổi: Có thể dẫn đến hoại tử mô khi thiếu máu nuôi dưỡng vùng phổi.
Viêm buồng trứng: Trong các trường hợp nữ giới sau dậy thì mắc quai bị, có khoảng 7% đối mặt với triệu chứng này. Tuy nhiên, ít khi dẫn đến tử vong.
Viêm tụy: Đây là một biểu hiện nặng điển hình của quai bị, với tỷ lệ ước tính khoảng 3 – 7%. Nhận biết qua các dấu hiệu tụt huyết áp, đau bụng, buồn nôn.
Tổn thương thần kinh: Theo WHO, ở trẻ em viêm màng não do quai bị là triệu chứng phổ biến, ngoài ra còn có viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh, tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc.
Biến chứng khác: Viêm tuyến giáp, viêm thần kinh thị giác gây giảm thị lực tạm thời, viêm cơ tim, viêm tuyết lệ, viêm phổi, xuất huyết do giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng gan, viêm thanh khí phế quản,…
Biến chứng ở phụ nữ mang thai: Có thể sảy thai hoặc dị tật nếu mẹ bầu mắc quai bị trong 3 tháng đầu. Bên cạnh đó, phải đối mặt với nguy cơ thai chết lưu, sinh non trong trường hợp mẹ bầu nhiễm quai bị ở 3 tháng cuối.
Tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng vì bệnh quai bị nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì sẽ nhanh khỏi và không có biến chứng nguy hiểm. Và không ít bạn cũng thắc mắc “bệnh quai bị có bị lại lần 2 không“, theo các chuyên gia khi đã bị quai bị, có rất hiếm trường hợp bị lại nên bạn có thể yên tâm.
Hiện nay, bác sĩ chỉ hỗ trợ điều trị triệu chứng, chứ chưa có phương pháp chữa quai bị đặc hiệu. Khi phát hiện mắc quai bị, người bệnh nên cách ly khoảng 2 tuần. Trong trường hợp bệnh diễn biến nhẹ, cơ sở y tế có thể hướng dẫn bệnh nhân tự điều trị tại nhà. Tìm hiểu chi tiết phác đồ điều trị bệnh quai bị
Bệnh quai bị có lây không? Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp vì vậy có tính lây lan rất cao. Vì thế vào thời kỳ cách ly, bệnh nhân cần hạn chế tiếp xúc với người khác và nên đeo khẩu trang. Đồ dùng cá nhân và dụng cụ y tế phải được vệ sinh kỹ lưỡng bằng Cloramin 2% hoặc chất khử trùng khác. Sau khi khỏi bệnh, cần khử khuẩn lần nữa không gian sinh hoạt, đồ dùng cá nhân của người mắc quai bị để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Ngoài ra, để giảm mức độ ảnh hưởng của triệu chứng, bạn nên nắm rõ một số phương pháp và áp dụng những thói quen hữu ích dưới đây:
Nên dùng Corticoid liều cao ngay từ đầu, Prednisolon 60 mg/ngày cho trường hợp nam giới bị viêm tinh hoàn, nhằm giúp tình trạng bệnh giảm dần trong 7 – 10 ngày sau đó. Để cải thiện cảm giác đau nhức, nên mặc quần lót nâng tinh hoàn. Hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa nếu muốn dùng bất kỳ loại thuốc nào.