[Giải Đáp] Bị Sùi Mào Gà Có Tiêm Phòng HPV Được Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Bệnh Phụ Khoa > [Giải Đáp] Bị Sùi Mào Gà Có Tiêm Phòng HPV Được Không?

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng tám 16, 2022

Em chào bác sĩ, em nghe nói vaccine HPV được chỉ định tiêm cho người chưa phơi nhiễm. Tuy nhiên, em đã từng bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không ạ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em. Em cảm ơn ạ!

T.A (Đà Lạt)

Giải đáp: Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không?

Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không?
Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không?

Chào bạn T.A, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Phòng khám Đa khoa Phương Nam. Với thắc mắc: “Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không?”, bác sĩ Nguyễn Văn Hòa – Bác sĩ Chuyên khoa II của Đa khoa Phương Nam giải đáp như sau:

Sùi mào gà (mụn cóc sinh dục) là một bệnh lý thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục nữ và nam cũng như những vùng khác trên cơ thể, gây ra bởi virus Human Papilloma Virus (HPV). Trước đây, sùi mào gà được xem là bệnh lý lành tính. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều trường hợp tế bào di căn và phát triển thành ác tính (ung thư dương vật, ung thư cổ tử cung). Nguyên nhân mắc bệnh sùi mào gà gồm có:

  • Virus HPV truyền nhiễm từ người sang người thông qua việc quan hệ tình dục. Đây được xem là con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà phổ biến nhất.
  • Người có hệ miễn dịch yếu khi tiếp xúc trực tiếp với vật dụng cá nhân của bệnh nhân như khăn tắm, bàn chải đánh răng, chăn màn, quần áo,… thậm chí là những vết thương hở hay nhà vệ sinh thì nguy cơ bị nhiễm sùi mào gà cũng rất cao.

Cho đến nay, vaccine là phương pháp hữu hiệu nhất để mọi người chủ động ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm như sùi mào gà, ung thư cổ tử cung,… Vaccine HPV được đánh giá là an toàn và có thể mang đến hiệu quả cao trong việc bảo vệ phái mạnh, nữ giới và trẻ em khỏi những căn bệnh liên quan đến virus HPV. Tìm hiểu vắc xin tiêm phòng ung thư cổ tử cung là gì? Có mấy loại?

Bị sùi mào gà có tiêm phòng HPV được không?
Vaccine HPV được đánh giá là an toàn và có thể mang đến hiệu quả cao

Phụ nữ đã lập gia đình hoặc có quan hệ tình dục vẫn nên chủng ngừa vaccine HPV để phòng chống tái nhiễm hoặc các loại virus HPV chưa bị nhiễm. Song song với việc chủng ngừa vaccine, chị em phụ nữ nên thăm khám phụ khoa định kỳ và thực hiện xét nghiệm PAP để tầm soát ung thư cổ tử cung từ sớm. 

Nếu bạn đã từng bị sùi mào gà và đang chữa trị theo chỉ định của bác sĩ thì vẫn có thể chủng ngừa vaccine để ngăn ngừa khả năng bệnh biến chứng thành ung thư. Bên cạnh đó, virus HPV cũng rất dễ tái nhiễm. Nghĩa là sau khi cơ thể đào thải virus ra ngoài thì vẫn có khả năng bị nhiễm lại chúng. Hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể không đủ để phòng chống nguy cơ tái nhiễm nhưng vaccine thì có thể thực hiện điều đó. 

Mặt khác, HPV có nhiều type khác nhau như 6, 11, 16, 18,… Nếu bạn đã từng nhiễm một type HPV thì vẫn cần tiêm vaccine để phòng ngừa các chủng HPV nguy hiểm khác. Có khoảng 55 quốc gia trên thế giới tiêm ngừa vaccine HPV cho phụ nữ từ 9 – 45 tuổi. Ở Việt Nam, vaccine Gardasil (Mỹ) hỗ trợ phòng HPV số 6, 11, 16, 18 và được chỉ định chủng ngừa cho phái nữ từ 9 – 26 tuổi, bất luận đã nhiễm virus hay chưa. Phác đồ tiêm vaccine Gardasil (Mỹ) gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: Lần đầu tiêm chủng.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi 1.

Mong rằng chia sẻ của bác sĩ đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn vẫn còn câu hỏi khác cần nhận thêm tư vấn, hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ