31 Cách Chăm Sóc Thai Nhi Trong Bụng Mẹ Hay Nhất

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > 31 Cách Chăm Sóc Thai Nhi Trong Bụng Mẹ Hay Nhất

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 26, 2021

Để thai kỳ diễn ra thuận lợi, không xuất hiện những tình huống nguy hiểm, mẹ bầu cần biết phương pháp chăm sóc sao cho khoa học và hiệu quả. Thế nhưng, nhiều chị em lần đầu mang thai vẫn còn thiếu sót nhiều kiến thức sản khoa. Do đó, Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã soạn thảo ra bài viết 31 cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ hay nhất. Mong rằng sẽ hữu ích với bạn. Hãy cùng khám phá ngay nhé!

Mục Lục Bài Viết

Cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ bằng chế độ dinh dưỡng

Cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ bằng chế độ dinh dưỡng rất dễ thực hiện, gồm có:

cach-cham-soc-thai-nhi-trong-bung-me-1
Mẹ bầu nên ăn nhiều ngũ cốc để bổ sung Axit Folic

1. Không nên ăn quá nhiều kem

Các mạch máu sẽ bị co thắt đột ngột nếu ăn quá nhiều kem. Trong kem có thể chứa vi khuẩn Listeria gây sinh non, thai chết lưu, sảy thai và nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, mẹ bầu ăn kem dễ làm cơ thể tăng cân nhanh, phải sinh mổ vì có hàm lượng đường khá cao.

2. Bổ sung dầu cá, trái cây, rau xanh

Cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ tiếp theo là bổ sung rau xanh, trái cây, dầu cá vào thực đơn thường xuyên. Những thực phẩm này là nguồn bổ sung chất xơ và chất chống Oxy hóa hoàn hảo. Để tận dụng được dưỡng chất chống Oxy hóa dồi dào, mẹ bầu nên lựa chọn các loại rau có màu xanh đậm, cá mồi, cá thu, cà chua, việt quất, đu đủ,… Những dưỡng chất này cũng rất thiết yếu cho sự phát triển của đôi mắt, não bộ thai nhi, giảm nguy cơ sinh non.

3. Cung cấp thêm Axit Folic trong ngũ cốc cho thai nhi

Để bổ sung chất dinh dưỡng cho em bé, ngăn ngừa béo phì ở mẹ,… thai phụ nên nạp thêm Axit Folic từ ngũ cốc, điển hình là gạo lứt, ngũ cốc, yến mạch, ngô, các loại đậu, bánh mì. Lưu ý, bánh mì phải được làm từ bột mì ngô thay vì bột mì tinh chế.

4. Không nên ăn khẩu phần của hai người

Chị em khi mang thai đừng có quan niệm phải ăn gấp đôi. Vì lượng Calo ở thời gian này đòi hỏi khoảng 15%. Nhưng khoáng chất và Vitamin tăng gấp ba lần nên thai nhi không thể nào hấp thu hết.

5. Ăn sữa chua hàng ngày

Hàm lượng Probiotic trong sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, hỗ trợ làm giảm sự phát triển của bệnh Eczema ở trẻ sơ sinh.

6. Bổ sung thêm thức ăn giàu chất Sắt

Để thực hiện cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ này, chị em hãy ăn nhiều hoa quả, thịt đỏ, rau xanh, trứng và bột mì. Chất Sắt có vai trò rất quan trọng cho quá trình cấu thành máu và hoàn thiện các cơ quan của thai nhi.

7. Tránh xa bia, rượu

Mẹ bầu uống bia rượu sẽ tác động tiêu cực đến quá trình phát triển hệ thần kinh của thai nhi, làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu,…

8. Nên ăn thực phẩm đã được nấu chín

Mẹ bầu hãy ưu tiên dùng các món được chế biến chín kỹ, uống nước sôi để nguội. Tránh ăn thực phẩm tái sống như trứng ốp la, thịt tái,… Cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ này tuy đơn giản nhưng rất có lợi cho sức khỏe.

cach-cham-soc-thai-nhi-trong-bung-me-3
Mẹ bầu nên ăn thực phẩm đã được nấu chín

9. Uống khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày

Nội tiết tố trong cơ thể chị em đã thay đổi nhiều khi mang thai. Lúc này, cần nhiều nước để chuyển Oxy và dưỡng chất đến thai nhi, tăng lưu lượng máu trong bào thai, cung cấp cho dịch ối.

10. Tiêu thụ thức ăn chứa Vitamin E

Vitamin E giúp em bé giảm nguy cơ bị dị ứng, Eczema, hen suyễn,… Những thực phẩm chứa nhiều Vitamin E phải kể đến là dầu thực vật, rau xanh, các loại hạt,…

11. Cân nhắc khi ăn đậu phộng

Nếu gia đình có tiền sử dị ứng hoặc mắc bệnh hen suyễn, các nhà khoa học khuyên bạn không nên ăn đậu phộng. Vì đậu phộng có thể khiến bạn bị dị ứng và ảnh hưởng đến cả thai nhi trong bụng.

12. Bổ sung đầy đủ Canxi và Vitamin

Mẹ bầu nên bổ sung thêm Vitamin dạng tổng hợp có trong viên Canxi hoặc Sắt. Bạn hãy uống sau bữa ăn để hấp thụ đủ.

13. Hạn chế dùng chất kích thích

Mẹ bầu không nên dùng các món chứa chất kích thích như trà, cà phê,… Nếu thai phụ tiêu thụ chúng trong thai kỳ có nguy cơ khiến con yêu sinh ra bị nhẹ cân. Bạn tránh hấp thụ quá 300 mg/ngày, tương ứng với khoảng 4 tách cà phê, 6 cốc trà, 3 cốc cà phê đặc.

Cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ bằng thói quen sinh hoạt

Dưới đây là cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ thông qua thói quen sinh hoạt:

cach-cham-soc-thai-nhi-trong-bung-me-4
Mẹ bầu không nên ăn ngọt để ngừa sâu răng

1. Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Vitamin D có trong ánh sáng mặt trời đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương. Điển hình là hỗ trợ hấp thụ Magie, nguyên tố cần thiết để xây dựng các mô. Bên cạnh đó, thu nạp thêm Phốt pho, Canxi giúp ổn định xương và hình thành thai nhi. Lưu ý, ánh nắng mẹ bầu nên tiếp xúc là trước 8 giờ sáng và sau 4 giờ chiều.

2. Mẹ bầu nên ngủ nghiêng sang bên trái

Cách ngủ này tăng cường lưu lượng máu cho thai nhi. Từ đó, giúp máu chuyển về con yêu ở mức lớn nhất. Nếu chị em nằm ngửa có thể dẫn đến triệu chứng giảm huyết áp, gây ra tình trạng ngáy ngủ, chóng mặt, tăng cân thậm chí ngừng thở vô cùng nguy hiểm. Để có giấc ngủ ngon, mẹ bầu nên cân nhắc dùng gối chữ U được thiết kế riêng cho phụ nữ mang thai.

3. Không nên nhịn tiểu

Nhịn tiểu làm nguy cơ bị viêm đường tiết niệu tăng lên, bệnh lý này là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn co thắt tử cung, dẫn đến biến chứng sinh non. Mẹ bầu dễ bị nhiễm khuẩn đường ruột nếu nhịn tiểu thường xuyên. Do đó, thai phụ nên đi tiểu ngay khi có nhu cầu.

4. Chú ý đến cử động của thai nhi

Từ cuối tuần thứ 27 – 32 là thời gian con yêu hoạt động rõ nhất. Lúc thai nhi ngủ sẽ không cử động, do đó mẹ bầu nên học cách nhận biết các biểu hiện như tiếng gõ nhịp vào thành bụng méo hay lệch một bên. Mẹ bầu hãy liên hệ với bác sĩ ngay để thăm khám kịp thời khi thấy thai nhi cử động ít hơn bình thường hoặc hoàn toàn ngừng hẳn.

5. Tránh để bạn thân bị bệnh răng miệng

Một số chị em khi mang thai dễ bị sâu răng. Vì thai nghén ảnh hưởng đến khẩu vị ăn uống, thích ăn đồ ngọt. Thế nên, chị em hãy hạn chế dùng món chứa hàm lượng đường cao. Thay vào đó uống nhiều sữa, tránh tiêu thụ chất béo, ăn trái cây.

6. Mẹ bầu nên tránh xa bùn đất và vật nuôi

Vì chúng có thể chứa vi khuẩn Toxoplasmosis làm phá hủy não bộ của thai nhi và gây mù lòa.

7. Tránh để bản thân bị tiền sản giật

Tiền sản giật rất dễ xảy ra trong thai kỳ. Những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh phải kể đến là thiếu dinh dưỡng, thừa cân, mắc bệnh răng miệng, tăng huyết áp và di truyền (tiền sử bệnh tật trong gia đình).

8. Ngăn ngừa bệnh liên cầu khuẩn nhóm B

Một vài nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, bệnh liên cầu khuẩn nhóm B có thể xâm nhập vào cơ thể thai nhi từ mẹ. Dẫn đến bệnh viêm màng não và nhiễm trùng máu ở bé, thậm chí gây biến chứng chết thai. Do đó, mẹ bầu phải phòng tránh để bản thân không mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

9. Lưu ý đến bảo hiểm và chế độ thai sản

Để chăm sóc thai nhi tốt và hưởng được những ưu đãi chính đáng, chị em nên lưu ý đến chế độ thai sản tại nơi làm việc của mình, cũng như tham gia bảo hiểm y tế đầy đủ.

10. Không nên tắm vào buổi tối

Hệ thần kinh của thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực nếu mẹ bầu tắm vào buổi tối. Vì làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai. Do đó, chị em nên tắm thật sớm vào buổi chiều. Đây là cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ đơn giản nhưng vẫn vô cùng hữu ích.

11. Khi có thời gian rảnh nên tập thể dục nhẹ nhàng

Quá trình lưu thông máu sẽ ở mức cao nhất khi mẹ bầu hoạt động, rất có lợi cho sự phát triển của não bộ thai nhi.

cach-cham-soc-thai-nhi-trong-bung-me-5
Thai phụ nên tập thể dục nhẹ nhàng khi rảnh rỗi

12. Cẩn thận khi di chuyển, đi lại

Trong quá trình đi lại, di chuyển mẹ bầu phải hết sức cẩn thận. Nếu ngồi xe hơi phải thắt dây an toàn đầy đủ, tránh nguy hiểm có thể xảy ra cho thai nhi khi phanh gấp hoặc va chạm. Đây là cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ cần thiết và rất hữu ích.

13. Thai phụ nên giữ cho đầu óc luôn thư giãn

Do quá trình hình thành hệ thần kinh của thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ mẹ. Để trí não bé phát triển một cách khỏe mạnh, mẹ bầu nhất định phải giữ cho đầu óc thật thư giãn, thoải mái.

14. Không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá

Khói thuốc sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu dễ bị sinh non, tai biến sản khoa, vỡ ối sớm,…

15. Khám thai định kỳ

Cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ này nhất định phải được thực hiện. Chị em nên trao đổi cụ thể và thành thật với bác sĩ về tình hình sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi. Từ đó, bác sĩ sẽ có biện pháp hỗ trợ chăm sóc thật tốt, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

16. Không tự ý dùng thuốc sốt, ho hoặc cảm cúm

Khi đối mặt với bệnh cảm cúm, ho, sốt,… thai phụ nên đến cơ sở y tế thăm khám. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Vì nếu tự ý uống thuốc có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi như gây sảy thai, dị tật thai nhi, thai chết lưu,…

17. Theo dõi những dấu hiệu bất thường trong cơ thể

Mẹ bầu nhất định phải theo dõi thật kỹ những dấu hiệu bất thường của cơ thể và thai nhi cho đến khi sinh con ra đời.

Cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ bằng thai giáo

Cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ bằng thai giáo cũng rất hữu hiệu, điển hình là cho em bé nghe nhạc. Âm thanh bên ngoài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên thường xuyên trò chuyện với con, giúp kích thích thính giác, thị giác và cử động của thai nhi. Đây cũng chính là bí quyết giúp thai nhi thông minh hơn một cách khoa học.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn 31 cách chăm sóc thai nhi trong bụng mẹ. Mong rằng chị em đã có được những kiến thức sản khoa hữu ích. Từ đó, giúp bản thân khỏe mạnh và con yêu phát triển thuận lợi hơn. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ