Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng hai 2, 2023
Mục Lục Bài Viết
Đậu đen (đỗ đen) là loại thực phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam. Trong Đông y, đậu đen cũng là một vị thuốc hữu ích. Nó có tính bình, vị ngọt, mang đến cho sức khỏe con người nhiều tác dụng hữu ích:
Trong y học hiện đại, đậu đen cũng là dược liệu hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh lý, an toàn với sức khỏe. Thành phần hóa học của đậu đen có chứa Canxi, Sắt, Lipid, Vitamin B1, B2, PP, Glucid, Phốt pho và các loại Axit Amin thiết yếu,… Những loại khoáng chất, Vitamin có trong đậu đen hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể thêm khỏe mạnh. Vậy đau dạ dày uống nước đậu đen rang được không? Với bệnh nhân đau dạ dày, đậu đen mang đến những công dụng dưới đây:
Vì thế, đối với người bệnh đau dạ dày, đậu đen không phải là loại thực phẩm kiêng kỵ. Để hỗ trợ chữa trị chứng viêm đau dạ dày, bạn hoàn toàn có thể uống nước đậu đen. Bạn hãy chọn các loại đậu tốt để làm nước. Bạn nên ngâm đậu trong nước ấm cho mềm. Đồng thời loại bỏ các hạt bị hỏng. Sau đó, tiến hành hãm đậu trong nước sôi và uống mỗi ngày.
Bên cạnh nước đậu đen, bạn có thể chế biến loại đậu này thành các món ăn khác để hỗ trợ chữa chứng đau dạ dày, ví dụ như: Canh đậu đen tim lợn, tim lợn hầm tương đậu, chè đậu đen, cháo đậu đen,…
Nhiều bạn đọc cũng thắc mắc trào ngược dạ dày có nên uống nước đỗ đen không? Trên thực tế, Carbohydrat phức hợp trong đậu đen có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi. Vì thế, bạn cần tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ nếu muốn uống nước đậu đen. Khi bắt đầu dùng loại nước này, bạn hãy thử uống lượng ít để cơ thể dần thích nghi.
Đa khoa Phương Nam đã giải đáp xong thắc mắc đau dạ dày uống nước đậu đen rang được không. Nhìn chung, loại thức uống này mang đến cho bệnh nhân đau dạ dày nhiều công dụng hữu ích. Thế nhưng người bệnh vẫn cần chú ý một số vấn đề dưới đây khi uống nước đậu đen hoặc ăn các món làm từ đậu đen:
Bên cạnh câu hỏi đau dạ dày uống nước đậu đen rang được không. Nhiều bạn đọc cũng thắc mắc bệnh nhân đau dạ dày nên và không nên ăn gì? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé.
Bệnh nhân bị đau dạ dày nên tránh dùng những món ăn dưới đây:
Thức ăn cay nóng
Capsaicin trong món cay nóng sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích. Bên cạnh đó, bệnh nhân ăn đồ cay nóng sẽ làm gia tăng lượng Axit bên trong dạ dày. Điều này khiến tình trạng viêm thêm nặng, thậm chí gây ra vết loét, dẫn đến hiện tượng nôn mửa, buồn nôn. Vì thế, bệnh nhân đau dạ dày nên tránh dùng thực phẩm cay nóng như hạt tiêu, ớt, kim chi, dưa muối,…
Các loại đậu
Hầu hết các loại đậu đều có chứa đường Alpha-Galactosidase. Nó thuộc nhóm Cards và còn được gọi là FODMAPs. FODMAPs sẽ mang đến cho hệ tiêu hóa lợi khuẩn hữu ích. Nó không tác động xấu đến sức khỏe của người bình thường. Thế nhưng, đối với bệnh nhân bị đau dạ dày thì chúng có thể dẫn đến các triệu chứng như khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng. Do đó, bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày cần tránh ăn cùng lúc nhiều loại đậu.
Các chất kích thích
Nước trà đặc, rượu bia, cà phê có thể dẫn đến các cơn đau bụng nghiêm trọng, khiến niêm mạc dạ dày bị kích ứng, làm gia tăng nguy cơ loét dạ dày. Cafein và chất cồn sẽ tạo ra lượng Axit dư thừa, khiến cơ bụng bị chuột rút.
Thực phẩm làm tiết dịch vị
Bệnh nhân đau dạ dày không nên ăn những loại thực phẩm lên men như dưa chua, cà muối,… món chứa nhiều dầu mỡ, trái cây chua điển hình là quýt, chanh, cam,… Vì chúng sẽ làm gia tăng hàm lượng Axit trong dạ dày, khiến căn bệnh thêm nghiêm trọng.
Hạn chế ăn nấm
Hầu hết các loại nấm đều chứa một ít chất độc. Do đó, người bị tổn thương dạ dày không nên sử dụng nấm. Đặc biệt là phải tránh xa các loại nấm non do chúng có hàm lượng chất độc Phalin trong thành phần.
Dưới đây là những thực phẩm bệnh nhân đau dạ dày nên ăn để cải thiện sức khỏe:
Gừng
Hoạt chất Flavonoid, Zingiberol, Gingerol, Zingibern trong gừng mang đến công dụng kháng viêm, chống oxy hóa làm giảm tình trạng buồn nôn, đau dạ dày nhờ vào khả năng trung hòa Axit và ức chế co thắt cơ trơn. Ngoài ra, gừng còn làm giảm triệu chứng khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi, ợ nóng ở bệnh nhân đau dạ dày.
Bạn có thể nấu chín, thái lát gừng ăn sống, uống trà gừng để hỗ trợ làm giảm cơn đau dạ dày. Mỗi ngày người trưởng thành nên sử dụng tối đa 5 gam gừng. Cách này vừa hữu hiệu lại đơn giản, giúp làm giảm cơn đau dạ dày. Người chưa mắc bệnh có thể áp dụng để ngăn ngừa cơn đau dạ dày.
Chuối
Thành phần của chuối có thể làm giảm tình trạng sưng phồng, viêm tấy đường ruột, trung hòa lượng Axit vượt ngưỡng trong dạ dày. Hàm lượng Kali dồi dào của chuối sẽ giúp bình ổn dạ dày, trung hòa lượng nước trong cơ thể, làm giảm triệu chứng ợ chua. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ kiểm soát Natri, hạ huyết áp tránh làm mạch máu bị tổn hại. Chất xơ hòa tan Pectin rất hữu ích cho những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón.
Trà thảo dược
Những loại trà thảo dược (không chứa Cafein) sẽ hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng đầy bụng, điều hòa hệ thống tiêu hóa. Theo các chuyên gia, sử dụng trà thảo dược chiết xuất hoa cúc sẽ góp phần cải thiện hiện tượng viêm nhiễm dạ dày. Lưu ý, bệnh nhân đau dạ dày không nên sử dụng trà bạc hà. Vì chúng có khả năng khiến cơ vòng thực quản co giãn, tạo điều kiện cho Axit tiến vào dạ dày gây ra triệu chứng ợ hơi.
Sữa chua
Lợi khuẩn trong sữa chua mang đến cho sức khỏe đường ruột nhiều lợi ích, ví dụ như tiêu diệt vi khuẩn gây hại, sản sinh Lactase, làm giảm cơn đau do trào ngược dạ dày,… Để mang đến cho hệ tiêu hóa lợi ích tối ưu, bạn hãy thưởng thức sữa chua sau bữa ăn 30 phút. Bệnh nhân đau dạ dày nên chọn dùng sữa chua ít hoặc không đường.
Thì là
Thì là sở hữu thành phần Anethole có khả năng làm tiết dịch tiêu hóa, dịch vị và Axit Aspartic hỗ trợ ngăn chặn tình trạng đầy hơi, mang đến cho bệnh nhân đau dạ dày lợi ích thiết thực. Để cải thiện triệu chứng bệnh, bạn nên nhai hạt thì là sau bữa ăn.