Bật Mí Em Bé Trong Bụng Mẹ Có Mở Mắt Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Bật Mí Em Bé Trong Bụng Mẹ Có Mở Mắt Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 26, 2021

Trong tất cả những giác quan của thai nhi, thị lực đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, mẹ bầu nên quan tâm về quá trình phát triển của thị giác, tìm lời giải đáp khoa học nhất cho các thắc mắc thường gặp, điển hình như em bé trong bụng mẹ có mở mắt không? Yếu tố nào ảnh hưởng đến thị lực của trẻ? Làm gì để giúp bé sở hữu đôi mắt khỏe mạnh? Xem ngay bài viết này sẽ rõ.

Bật mí em bé trong bụng mẹ có mở mắt không?

em-be-trong-bung-me-co-mo-mat-khong-1
Em bé trong bụng mẹ có mở mắt không? Đáp là có bạn nhé!

Em bé trong bụng mẹ có mở mắt không? Đôi mắt của thai nhi hình thành ở tuần thứ 8. Nhưng để tất cả các tế bào cấu tạo một cách hoàn hảo thành mí mắt, tròng mắt và đồng tử sẽ mất từ 1 – 2 tháng. Mắt của bé sẽ mở ra khi bước sang tuần thứ 7 và có khả năng ngắm nhìn mọi không gian đen tối trong bụng mẹ. Tuy nhiên, phần lớn thời gian thai nhi sẽ ngủ và nhắm nghiền lại, rất ít khi mở mắt.

Em bé trong bụng mẹ có mở mắt không? Đôi mắt trẻ vẫn hoạt động bình thường được bên dưới lớp da ngay cả khi chưa có mí mắt. Vì từ tuần 20 trở đi mí mắt mới xuất hiện. Vào lúc 26 tuần tuổi, thai nhi có khả năng đảo mắt, nhắm, mở liên tục, phản xạ trước những tác động của ánh sáng và âm thanh. Thai nhi sẽ cảm nhận được luồng ánh sáng bên ngoài vào với sự phản chiếu của nước ối và tử cung. Thời điểm này, em bé sẽ mở to mắt để quan sát chuyện gì đang xảy ra.

Tóm lại, em bé trong bụng mẹ có mở mắt không? Đáp án là có bạn nhé. Để hiểu rõ hơn, bạn nên khám phá thêm quá trình hình thành mắt của thai nhi, cụ thể như sau:

  • Tuần thứ 6: Các cấu trúc cần thiết cho sự phát triển của tai và mắt được hình thành.
  • Tuần thứ 8: Cấu trúc của mắt phát triển rõ ràng hơn.
  • Tuần thứ 10: Tai ngoài và mí mắt bắt đầu phát triển.
  • Tuần thứ 11: Mí mắt hợp nhất, đôi mắt tách biệt.
  • Tuần thứ 16: Mắt của con yêu có khả năng chuyển động chậm.
  • Tuần thứ 18: Mắt hướng về phía trước và bắt đầu có những cảm nhận đầu tiên.
  • Tuần thứ 25: Mắt cử động nhanh hơn.
  • Tuần thứ 28: Mắt trẻ mở 1 phần.
  • Tuần thứ 30: Mắt trẻ mở to.

Theo thời gian phát triển, thai nhi có thể cảm nhận bằng mắt khi mẹ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Em bé có khả năng nhận thấy ánh sáng mờ nhạt vì nắng chiếu qua bụng. Tuy nhiên, thị lực của con vẫn chưa tốt. Thị lực vốn dĩ là giác quan phát triển cuối cùng. Do đó, con yêu cần thêm thời gian để nhìn rõ mọi thứ, ngay cả khi đã chào đời. Câu hỏi em bé trong bụng mẹ có mở mắt không vừa được Đa khoa Phương Nam giải đáp, mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích.

Tìm hiểu về thị giác của thai nhi

Sau khi tìm ra câu trả lời cho thắc mắc em bé trong bụng mẹ có mở mắt không? Chúng ta hãy cùng khám phá thêm về thị lực của thai nhi nhé.

em-be-trong-bung-me-co-mo-mat-khong-2
Mẹ bầu bị một số bệnh viêm nhiễm có thể ảnh hưởng đến thị lực thai nhi

Yếu tố ảnh hưởng đến thị lực của trẻ

Khuôn mặt sẽ trở nên thu hút và dễ nhìn hơn khi sở hữu một đôi mắt sáng khỏe. Sau khi trẻ ra đời và tiếp xúc với thế giới bên ngoài, những yếu tố “hậu thiên” sẽ tác động đến sức khỏe đôi mắt. Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu không kiểm soát hành vi có thể ảnh hưởng bất lợi đến đôi mắt của con, cụ thể như sau:

Thai phụ mắc bệnh viêm nhiễm

Mẹ bị vi khuẩn tấn công, vệ sinh không đúng cách hoặc chịu biến chứng từ những bệnh lý khác có thể dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm trong thai kỳ. Về cơ bản, tình trạng viêm nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đôi mắt thai nhi, dù mẹ có uống thuốc, trị khỏi bệnh hay không.

Chị em nên hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn trong thai kỳ. Mẹ nên xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi mang thai, để đảm bảo thai nhi có đôi mắt khỏe đẹp. Nếu phát hiện vấn đề không hay, nên chữa trị dứt điểm rồi hãy quyết định có con. Chị em cũng phải cho bé kiểm tra sức khỏe đầy đủ sau sinh theo khuyến nghị của bác sĩ. Bên cạnh đó, mẹ nên tăng cường vận động trong thai kỳ, tránh nằm quá nhiều để nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ bị viêm nhiễm.

Mẹ bầu ăn không đủ chất

Nhiều mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng nghén, làm thể chất và tinh thần luôn mệt mỏi, chán ăn, khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng. Mặc dù việc kén ăn có thể không phải do chị em mong muốn. Nhưng vì sức khỏe của con, bạn phải cố gắng hạn chế, khắc phục. Để bản thân ăn uống ngon miệng hơn, bạn nên nhờ bác sĩ hướng dẫn giải quyết hoặc tự thay đổi khẩu phần, chọn lựa thực phẩm giảm buồn nôn.

Nói như vậy không có nghĩa là mẹ bầu ăn uống thật nhiều, bồi bổ quá mức sẽ hữu ích cho thai nhi. Theo các bác sĩ, thai phụ nên áp dụng một chế độ ăn uống thanh đạm, đảm bảo đủ dưỡng chất là được. Mẹ bầu đừng kén ăn hoặc có khẩu vị quá nặng, vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thị lực của thai nhi.

Thuốc lá, rượu bia

Thuốc lá, rượu bia chưa bao giờ được khuyến khích, dù là người bình thường hay mẹ bầu. Nếu chị em dùng rượu bia, hút thuốc trong thai kỳ sẽ tác động đến sức khỏe bản thân và con yêu (trong đó có đôi mắt). Bên cạnh đó, có thể dẫn đến biến chứng sinh non, trẻ nhẹ cân,… Ngoài ra, con yêu còn đối mặt với nguy cơ bị xuất huyết võng mạc, mắc chứng mù màu, đục thủy tinh thể.

Làm gì để giúp bé có đôi mắt tốt?

em-be-trong-bung-me-co-mo-mat-khong-4
Để thai nhi có đôi mắt khỏe mạnh, mẹ bầu nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng

Các nghiên cứu trước đây cho rằng chỉ cần đảm bảo một chế độ ăn uống hợp lý, thì quá trình phát triển của đôi mắt thai nhi sẽ diễn ra tốt. Thật vậy, Vitamin A trong một số loại thực phẩm như trái cây, rau, sữa rất cần thiết cho mắt. Thường xuyên uống Vitamin, tiêu thụ thực phẩm bổ dưỡng trước khi sinh sẽ giúp mẹ bầu nạp đủ dưỡng chất quan trọng.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các nhà khoa học còn phát hiện ra một yếu tố cũng vô cùng hữu ích cho thị lực của thai nhi, chính là ánh sáng mặt trời. Mặc dù trong bụng rất tối, nhưng nếu mẹ bầu đứng dưới nắng một số Photon ánh sáng vẫn có thể chiếu xuyên qua da. Nghiên cứu trên chuột cho thấy, nếu lúc mang thai chuột mẹ chỉ ở hoàn toàn trong bóng tối, thì chuột con sinh ra sẽ có khả năng cao mắc phải vấn đề về thị lực.

Tương tự với con người, một số dữ liệu chỉ ra rằng em bé của nhiều chị em sống ở vĩ độ Bắc mang thai trong những tháng tối nhất có nguy cơ đối mặt với một số vấn đề rối loạn mắt. Vì vậy, để thị lực của thai nhi phát triển tốt, mẹ bầu nên áp dụng chế độ ăn hợp lý và thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhé. Tuy nhiên, thai phụ cần tránh nắng quá gắt, nhiệt độ quá cao.

Khám phá những hành động thú vị của thai nhi trong bụng mẹ

Sau khi tìm hiểu em bé trong bụng mẹ có mở mắt không cùng các thông tin hữu ích khác. Chúng ta hãy khám phá thêm những hành động thú vị của thai nhi trong bụng mẹ nhé.

em-be-trong-bung-me-co-mo-mat-khong-5
Thai nhi dành phần lớn thời gian để ngủ

Thai nhi tiểu trong bụng mẹ: Em bé bắt đầu có hoạt động tiểu tiện khi được khoảng 4 tháng. Trên thực tế, mỗi ngày thai nhi có thể tiểu khoảng 1 lít. Mẹ bầu chắc hẳn đã nghe qua nước ối. Đó chính là nước tiểu của con. Gần như 100% nước ối bao quanh trẻ là nước ối khi đủ tháng. Trẻ có thể uống nước ối trong bụng mẹ, lặp lại quá trình đào thải và nuốt vào. Tuy nhiên, nước tiểu của thai nhi không hề chứa vi khuẩn nên vô hại cho sức khỏe.

Thai nhi cười trong bụng mẹ: Em bé có khả năng biểu lộ cảm xúc trên gương mặt, điển hình là cười từ tuần thứ 26. Ba mẹ có thể nhìn thấy nụ cười của con thông qua hình ảnh siêu âm.

Thai nhi bú trong bụng mẹ: Để chuẩn bị cho việc bú ti sau khi ra đời, em bé từ lúc còn nằm trong bụng mẹ đã học và thực hành phản xạ bú mút trước. Những cơn nấc cụt có thể là kết quả của quá trình luyện tập. Hành động này thường xuất hiện từ tuần thứ 17.

Thai nhi ngủ trong bụng mẹ: Đây là hoạt động ưa thích nhất của thai nhi. Trung bình mỗi ngày con yêu sẽ dành đến 90 – 95% thời gian để ngủ, ngay cả khi mí mắt chưa phát triển. Hành động này sẽ diễn ra trong suốt thai kỳ.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã giải đáp xong thắc mắc em bé trong bụng mẹ có mở mắt không? Đồng thời cung cấp thêm một số thông tin thú vị và hữu ích khác. Mong rằng thông qua những kiến thức sản khoa kể trên sẽ giúp mẹ bầu chăm sóc thai kỳ tốt hơn, đảm bảo con yêu sinh ra có đôi mắt khỏe mạnh. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ