Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tám 29, 2022
Mục Lục Bài Viết
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính vô cùng nguy hiểm do trực khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Loại trực khuẩn này có thể xuất hiện ở mọi nơi trong môi trường sống. Đặc biệt là đất cát, chất thải động vật, bụi bẩn và nó có thể lây nhiễm vào người khỏe mạnh thông qua những vết thương hở ngoài da. Clostridium Tetani có độc tố rất mạnh, sở hữu khả năng sinh tồn cao nên gây ra bệnh rất nhanh chóng.
Người bệnh uốn ván có tỷ lệ tử vong hơn 90%. Với trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh uốn ván còn cao hơn, ước tính lên đến 95%. Mẹ bầu là đối tượng có nguy cơ rất cao mắc bệnh uốn ván. Nhất là trong lúc cắt dây rốn của em bé và sinh nở. Hiện nay, bệnh uốn ván có thể phòng ngừa được thông qua việc tiêm vaccine. Tuy nhiên tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có nguy hiểm không? Lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2 như thế nào?
Trước khi mang thai, chị em phụ nữ đang được khuyến cáo nên chủng ngừa nhiều loại vaccine để phòng tránh một số bệnh khác như Rubella, quai bị, sởi,… Với vaccine uốn ván, chị em cũng cần tiến hành tiêm phòng ở một vài thời điểm thích hợp trong thai kỳ đã được bác sĩ chỉ định trước đó. Nhiều chị em vẫn có tâm lý e ngại vì chưa hiểu rõ vấn đề, lo lắng vaccine sẽ tác động tiêu cực đến thai nhi.
Các chuyên gia cho biết, tiêm vaccine uốn ván cho thai phụ là cách giúp mẹ bầu tạo ra kháng thể, phòng tránh nguy cơ bị lây nhiễm và nhiễm bệnh khi chuyển dạ. Bên cạnh đó, việc chủng ngừa cũng mang đến lợi ích cho trẻ, làm hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi ra đời.
Vaccine uốn ván đã được kiểm chứng là an toàn với thai nhi và mẹ bầu. Vì thế, thai phụ đừng quá lo lắng mà hãy tiến hành tiêm ngừa uốn ván đầy đủ nhé. Vậy tại sao mang bầu lần 2 vẫn phải tiêm phòng uốn ván? Lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2 như thế nào?
Uốn ván là một trong những bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong ở mẹ bầu. Nhất là khi vi khuẩn uốn ván tấn công thai phụ trong lúc chuyển dạ. Ngoài ra, bệnh uốn ván còn có thể khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn, suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật, để lại các di chứng nặng nề sau này.
Do đó, chủng ngừa uốn ván khi mang thai lần 2 cũng có vai trò quan trọng. Đây là cách tối ưu nhất giúp mẹ bầu bảo vệ bản thân và thai nhi trước sự tấn công của vi trùng uốn ván. Không chỉ trong lần đầu mang thai, mà khi có em bé lần hai mẹ bầu cũng cần chủng ngừa uốn ván. Vì tác dụng của vaccine sẽ giảm đáng kể sau 1 – 2 năm.
Trường hợp bạn tiêm vaccine uốn ván ở lần mang thai đầu cách thời điểm hiện tại đã 4 hoặc 5 năm thì trong lần có bầu thứ 2 này phải chủng ngừa thêm một mũi nữa. Mẹ nên tiến hành tiêm chủng khi bước vào tuần thứ 26 của thai kỳ.
Nếu mẹ bầu chưa từng được tiêm vaccine uốn ván, ngay cả trong lúc mang thai lần đầu thì phải tiến hành chủng ngừa đủ 2 mũi. Mũi đầu tiên cần được tiêm khi mẹ bầu bước vào tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ. Mũi thứ 2 nên được tiêm sau mũi đầu 1 tháng hoặc trước thời điểm dự sinh tối thiểu 30 ngày. Thế lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 khác gì so với lần đầu? Lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2 như thế nào?
Lịch chủng ngừa cho mẹ bầu mang thai lần 2 sẽ phụ thuộc vào thời gian hiệu lực của vaccine trong những lần chủng ngừa trước đó. Trong lần đầu mang thai bạn sẽ được bác sĩ đề nghị tiêm ngừa đầy đủ các loại vaccine như uốn ván, viêm gan B, thủy đậu, cúm, sởi – quai bị – Rubella,…
Tuy nhiên, bạn không cần tiêm lại tất cả những loại vaccine kể trên trong lần mang thai thứ hai. Vì một số loại vaccine sẽ có hiệu lực kéo dài như thủy đậu, sởi – quai bị – Rubella. Tốt nhất bạn nên tiến hành kiểm tra lại nồng độ vaccine hiện có trong cơ thể bằng cách thực hiện xét nghiệm đánh giá kháng thể để chắc chắn những loại vaccine đó vẫn còn hiệu lực. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn trong lần mang thai thứ 2 nên chủng ngừa mấy mũi. Tìm hiểu các loại vacxin phòng uốn ván tốt nhất hiện nay
Như đã đề cập ở trên, bạn cần tiêm ngừa một số loại vaccine khi mang thai lần 2. Dưới đây là lịch tiêm của các vaccine mẹ bầu mang thai lần 2 nên chủng ngừa.
Vaccine uốn ván khá quan trọng do đó không ít mẹ bầu băn khoăn không biết khi có thai lần 2 nên tiêm mấy mũi. Lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2 ra sao? Các bác sĩ cho biết, thai phụ cần chủng ngừa đủ 2 mũi nếu chưa từng được tiêm vaccine uốn ván trước đây. Tiến hành tiêm mũi đầu tiên khi có thai ở tháng 4 hoặc 5, lúc này em bé đã hơn 22 tuần tuổi. Chủng ngừa mũi 2 sau lần tiêm đầu tiên 1 tháng và trước ngày dự sinh ít nhất 30 ngày.
Nếu mẹ bầu đã được chủng ngừa mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván từ nhỏ thì nên tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc 5 của thai kỳ.
Vaccine cúm thường chỉ phát huy hiệu quả trong 1 năm. Các chủng virus cúm luôn thay đổi mỗi năm, do đó WHO sẽ cập nhật thêm một chủng mới vào vaccine cúm. Các chuyên gia y tế khuyến khích chị em phụ nữ nên tiêm vaccine cúm trước tất cả những lần mang thai.
Bên cạnh việc tuân thủ lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2 cũng như chủ động chủng ngừa thêm một số loại vaccine khác, chị em phụ nữ cần chuẩn bị:
Ngoài lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2, mẹ bầu nên lưu ý thêm những vấn đề dưới đây trong quá trình chủng ngừa:
Người được tiêm vaccine uốn ván có thể bị sưng đỏ ở vết tiêm, đau nhức, sốt nhẹ, sổ mũi, hắt hơi vài ngày. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng vì đây đều là những phản ứng phụ thông thường của vaccine. Các triệu chứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày.
Tuy nhiên bạn vẫn cần theo dõi sức khỏe cẩn thận. Nếu gặp hiện tượng bất thường thì phải đến cơ sở y tế thăm khám ngay, điển hình là triệu chứng tiêu chảy, da xanh xao, khó thở, chân tay lạnh,… Việc thăm khám sẽ giúp bạn phòng tránh tình trạng bị sốc phản vệ sau tiêm. Mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây để hạ sốt sau khi tiêm ngừa:
Lịch tiêm vaccine cho mẹ bầu có thể sẽ khá rắc rối. Do đó chị em nên chủ động sắp xếp thời gian chủng ngừa đầy đủ trong thời gian có thai. Thời gian tiêm phù hợp là tối thiểu từ tuần 20 đến trước lúc sinh ít nhất 30 ngày. Thai phụ tuyệt đối không được tự ý chủng ngừa mà phải dựa vào số lần mang bầu và số tuổi thai.