[Giải Đáp] Bà Bầu Bị Cúm Có Được Tiêm Phòng Uốn Ván Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > [Giải Đáp] Bà Bầu Bị Cúm Có Được Tiêm Phòng Uốn Ván Không?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tám 1, 2022

Uốn ván là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu chẳng may mắc phải. Do đó, chủng ngừa vắc xin uốn ván là việc làm vô cùng cần thiết đối với mẹ bầu. Vấn đề đặt ra trong bài viết này là bà bầu bị cúm có được tiêm phòng uốn ván không? Vì đôi khi thể trạng của thai phụ sẽ ảnh hưởng đến việc chủng ngừa. Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu nhé!

Bị cúm khi mang mang thai có nguy hiểm không?

Bệnh cúm có một số điểm khác biệt so với cảm lạnh thông thường. Cúm thường kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, ho, sốt, sổ mũi và đau nhức cơ thể. Với người bình thường, bệnh cúm có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi, tác động đến sức khỏe đường hô hấp. Còn đối với mẹ bầu, bệnh cúm càng là mối đe dọa nguy hiểm hơn. Trong giai đoạn này, hệ miễn dịch của thai phụ thường có nhiều thay đổi. Ví dụ như khả năng miễn dịch kém hơn, dễ bị ốm khi thời tiết biến đổi hoặc tiếp xúc với mầm bệnh. 

Ở mẹ bầu có thể trạng yếu thì bệnh cúm sẽ có nguy cơ diễn biến nặng, tác động đến sự phát triển của em bé trong bụng. Do đó, thai phụ cần lưu ý chủng ngừa vắc xin cúm đầy đủ để phòng bệnh. Bên cạnh mũi vắc xin cúm thì việc tiêm ngừa uốn ván cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, trong trường hợp bà bầu bị cúm có được tiêm phòng uốn ván không

ba-bau-bi-cum-co-duoc-tiem-phong-uon-van-khong-1
Mẹ bầu có thể trạng yếu thì bệnh cúm sẽ có nguy cơ diễn biến nặng

Bà bầu bị cúm có được tiêm phòng uốn ván không?

Bà bầu bị cúm có được tiêm phòng uốn ván không? Bất kỳ mẹ bầu nào cũng cần tiến hành chủng ngừa uốn ván. Khoảng thời gian mang thai rất nhạy cảm và vất vả. Do đó, bên cạnh việc nghỉ ngơi, sinh hoạt, ăn uống thật khoa học, mẹ bầu cũng cần quan tâm tiêm vắc xin để ngăn ngừa một số bệnh lý có thể tác động đến sức khỏe của cả thai phụ và em bé trong bụng.

Các bác sĩ chuyên khoa nhận định, tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu thực tế là chủng ngừa trước khi phơi nhiễm nhằm mục đích tạo kháng thể để tránh nguy cơ lây nhiễm trong quá trình sinh con. Đồng thời, kháng thể cũng có thể truyền sang cơ thể trẻ, giúp hạn chế đến mức tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván khi tiến hành cắt dây rốn. Do đó, chủng ngừa uốn ván cho mẹ bầu có thể nói là cách bảo vệ sức khỏe toàn diện. 

Bà bầu bị cúm có được tiêm phòng uốn ván không? Nhìn chung, thai phụ không nên chủng ngừa vắc xin khi sức khỏe đang gặp vấn đề. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu lợi ích lớn hơn nhiều so với nguy cơ gặp phản ứng sau tiêm thì vẫn nên tiến hành chủng ngừa. Cách tốt nhất để tránh gặp những phản ứng sau tiêm là chọn cơ sở y tế uy tín, chất lượng để khám sàng lọc và tiêm chủng.

Bên cạnh đó, hãy thực hiện chủng ngừa đúng lịch dựa theo giai đoạn mang thai của mình. Bộ Y Tế đã đề ra hướng dẫn về thời gian tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu, cụ thể như sau: 

Với người chưa được tiêm hoặc chưa chủng ngừa đủ 3 mũi vắc xin hay không rõ tiền sử tiêm:

  • Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
  • Lần 2: Tiêm sau lần 1 tối thiểu 1 tháng.
  • Lần 3: Tiêm sau lần 2 tối thiểu 6 tháng hoặc vào kỳ thai tiếp theo.
  • Lần 4: Tiêm sau lần 3 tối thiểu 1 năm hoặc vào kỳ thai tiếp theo.
  • Lần 5: Tiêm sau lần 4 tối thiểu 1 năm hoặc vào kỳ thai tiếp theo.

Với người đã chủng ngừa vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản:

  • Lần 1: Tiêm sớm khi mang thai lần đầu.
  • Lần 2: Tiêm sau lần 1 tối thiểu 1 tháng. 
  • Lần 3: Tiêm sau lần 2 tối thiểu 1 năm.

Với người đã chủng ngừa vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản và đã tiêm 1 liều nhắc lại:

  • Lần 1: Tiêm sớm khi mang thai lần đầu.
  • Lần 2: Tiêm sau lần 1 tối thiểu 1 năm.

Riêng với chị em mang thai lần đầu, chưa từng chủng ngừa uốn ván hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản hay không rõ tiền sử tiêm sẽ cần tiêm 2 mũi vào những thời gian sau:

  • Lần 1: Tiêm khi thai kỳ trên 20 tuần trở lên.
  • Lần 2: Tiêm sau mũi 1 tối thiểu 30 ngày và trước lúc sinh ít nhất 30 ngày. 

Trường hợp chị em đã chủng ngừa đủ 5 mũi vắc xin uốn ván, mang thai lần 2 với lần tiêm cuối trước 10 năm thì không cần tiêm phòng uốn ván lại. Bạn sẽ cần tiêm nhắc lại 2 mũi nếu thời gian chủng ngừa uốn ván sau 10 năm. Nếu chị em đã chủng ngừa đủ 2 mũi vắc xin uốn ván cách nhau không quá 10 năm ở thai kỳ trước thì nên tiến hành tiêm 1 mũi từ tuần 20 trở đi.

ba-bau-bi-cum-co-duoc-tiem-phong-uon-van-khong-2
Bà bầu bị cúm có được tiêm phòng uốn ván không?

Những lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu

Sau khi tìm hiểu bà bầu bị cúm có được tiêm phòng uốn ván không, thai phụ cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề về việc chủng ngừa uốn ván. Lộ trình tiêm phòng uốn ván cho thai phụ có khá nhiều mũi. Nhưng bạn hãy sắp xếp thời gian chủng ngừa đủ mũi để đảm bảo khả năng phòng bệnh cho cơ thể. 

Việc chủng ngừa vắc xin uốn ván có thể khiến thai phụ bị sưng đau ở vị trí tiêm. Các phản ứng phụ này thường không quá nghiêm trọng và sẽ tự khỏi sau một vài ngày. Trường hợp mẹ bầu có phản ứng bất thường hoặc quá mức sau khi chủng ngừa uốn ván thì hãy thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ.

Cách phòng và điều trị cúm cho mẹ bầu

Bà bầu bị cúm có được tiêm phòng uốn ván không chưa phải là thắc mắc duy nhất Đa khoa Phương Nam nhận được từ chị em. Nhiều thai phụ còn muốn biết thêm cách phòng và điều trị cúm cho mẹ bầu. Nếu mẹ bầu bị cúm trong tam cá nguyệt đầu tiên thì sẽ rất nguy hiểm. Trường hợp biến chứng xảy ra có thể gây sinh non, sảy thai,… Do đó, mẹ bầu cần phòng tránh nhiễm cúm ngay khi biết bản thân mang thai:

 Điều trị cúm khi mang thai

Mẹ bầu cần đi thăm khám ngay nếu gặp dấu hiệu ớn lạnh, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, đau họng, ho để xác định nguyên nhân có phải là do virus cúm hay không. Nếu thật sự là bị nhiễm cúm, bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu dùng thuốc kháng virus theo hướng dẫn riêng đồng thời theo dõi sức khỏe cẩn thận trong quá trình chữa trị bệnh.

 Cách phòng cúm cho mẹ bầu

Dưới đây là một số cách giúp mẹ bầu phòng ngừa bệnh cúm:

  • Mẹ bầu nên cung cấp cho bản thân đầy đủ dưỡng chất thông qua chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên giữ thói quen sinh hoạt phù hợp, luyện tập thể dục nhẹ nhàng và khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. 
  • Hạn chế hoặc không nên đến nơi đông người. Bạn cũng cần tránh tiếp xúc với những người có khả năng bị bệnh cúm.
  • Chủng ngừa vắc xin cúm và những loại vắc xin cần thiết khác dành cho mẹ bầu càng sớm càng tốt.
ba-bau-bi-cum-co-duoc-tiem-phong-uon-van-khong-3
Mẹ bầu nên cung cấp cho bản thân đầy đủ dưỡng chất thông qua chế độ ăn uống

Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã giải đáp cho bạn thắc mắc bà bầu bị cúm có được tiêm phòng uốn ván không. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi, mẹ bầu hãy chủng ngừa các loại vắc xin cần thiết một cách đầy đủ nhé. Nếu cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ