Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 2, 2022
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của loại vaccine này với mẹ bầu nhé. Uốn ván là bệnh lý gây ra bởi trực khuẩn Clostridium Tetani. Loại trực khuẩn này có mặt ở khắp mọi nơi, nhất là vùng nông thôn.
Nha bào uốn ván sẽ tấn công vào cơ thể thông qua vết thương bẩn, nhiễm trùng, tiêm chích,… Bằng đường bạch huyết và máu, chúng đến tổ chức thần kinh rồi tiết ra ngoại độc tố Tetanus Exotoxin. Từ đó gây ra bệnh uốn ván cấp tính. Bệnh nhân sẽ đối mặt với cơn co giật nghiêm trọng hoặc có thể ngừng thở dẫn đến tử vong trong trường hợp nhóm cơ hô hấp bị co cứng kéo dài.
WHO ước tính trong cuối thế kỷ 20, có khoảng 500.000 trẻ nhỏ tử vong mỗi năm vì bệnh uốn ván sơ sinh tại các quốc gia đang phát triển. Vaccine uốn ván đã được phát triển vào năm 1924. Hiện nay nó đang nằm trong danh sách vaccine thiết yếu của WHO.
Vaccine uốn ván là một biến độc tố. Có nghĩa là độc tính vi khuẩn không còn khả năng gây độc. Khi vaccine đi vào cơ thể sẽ kích thích sản sinh ra kháng thể. Từ đó tạo ra miễn dịch chủ động ngăn ngừa sự ảnh hưởng của vi khuẩn uốn ván. Thông qua nhau thai, loại kháng thể này sẽ được truyền từ máu của người mẹ sang thai nhi. Điều này giúp phòng chống tình trạng nhiễm trùng uốn ván cho trẻ khi cắt dây rốn. Vậy mang thai lần 3 có cần tiêm uốn ván không? Mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào?
Tương tự như 2 lần có bầu trước đó, chủng ngừa uốn ván khi mang thai lần 3 là việc làm cần thiết. Việc này giúp mẹ bầu tránh nhiễm uốn ván trong quá trình chuyển dạ, cụ thể hơn là uốn ván tử cung. Bên cạnh đó vaccine uốn ván còn giúp trẻ tránh gặp tình trạng nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn.
Các chuyên gia cho biết mũi vaccine uốn ván sẽ mang đến tác dụng trong khoảng 10 năm. Mẹ bầu sẽ được yêu cầu tiêm 3 mũi uốn ván khi mang thai lần 1. Trong lần mang thai thứ 2, tùy vào thời điểm bạn chủng ngừa mũi cuối cùng trước đó, bác sĩ sẽ có chỉ định tiêm ngừa phù hợp. Bạn chỉ cần tiêm thêm 1 mũi nhắc lại nếu lần chủng ngừa cuối cùng cách thời điểm hiện tại chưa đến 5 năm.
Ngược lại, trường hợp mũi uốn ván cuối cùng khi sinh lần 1 đã được chủng ngừa hơn 5 năm thì mẹ bầu cần tiêm nhắc lại 2 mũi. Trong lần mang thai thứ 3, bác sĩ cũng dựa vào thời điểm tiêm mũi uốn ván cuối cùng để đưa ra chỉ định. Tuy nhiên, lịch tiêm lúc này sẽ có sự khác biệt so với hai lần mang bầu trước đó. Tìm hiểu những đối tượng cần tiêm phòng uốn ván
Mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào? Như đã nói ở trên, bác sĩ vẫn dựa vào khoảng cách mũi tiêm cuối cùng trong lần mang thai trước đó để đưa ra chỉ định chủng ngừa uốn ván khi bạn có bầu lần 3. Mẹ bầu sẽ không cần tiêm mũi nhắc lại nếu lần chủng ngừa cuối cùng cách thời điểm hiện tại dưới 10 năm. Tuy nhiên, bạn có thể đến cơ sở y tế uy tín làm xét nghiệm để kiểm tra kháng thể uốn ván.
Trường hợp mũi tiêm cuối cùng cách đây trên 10 năm, mẹ bầu cần chủng ngừa 2 mũi nhắc lại khi mang thai lần 3. Mũi đầu tiên sẽ được tiêm vào tuần 20 của thai kỳ. Mũi còn lại chủng ngừa sau đó 1 tháng. Thắc mắc mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Vậy ngoài vaccine uốn ván, mẹ bầu mang thai lần 3 cần tiêm thêm những mũi nào nữa?
Mẹ bầu được khuyến cáo nên chủng ngừa các loại vaccine cúm, sởi – quai bị – Rubella, thủy đậu, viêm gan B, bạch hầu – ho gà – uốn ván.
Những bệnh lý này gây ra bởi virus và khiến cơ thể gặp nguy hiểm. Sởi dẫn đến tình trạng bội nhiễm hệ miễn dịch, gây viêm phổi và làm lượng oxy cung cấp cho thai nhi bị thiếu,… Mẹ bầu mắc bệnh quai bị, Rubella có thể dẫn đến tình trạng thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, sản giật, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Lưu ý, bạn cần hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai 3 tháng.
Cúm là bệnh lý gây ra bởi virus. Mẹ bầu mắc bệnh cúm có thể gây ra tình trạng dị tật thai nhi. Chị em nên chủng ngừa trước khi có thai 1 tháng.
Bệnh viêm gan B có tỷ lệ lây truyền từ mẹ sang con qua đường máu lên đến 95%. Bệnh lý này có thể chuyển thành ung thư gan. Bạn cần xét nghiệm trước khi tiêm. Lịch tiêm gồm có 3 mũi. Bạn có thể chủng ngừa trước hoặc trong thai kỳ đều được.
Mẹ bầu mắc bệnh thủy đậu có thể khiến thai nhi bị dị tật, liệt tay chân. Bạn cần chủng ngừa thủy đậu muộn nhất là 2 tháng trước khi có bầu.
Các bệnh lý này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, chị em cần sắp xếp lịch tiêm phòng đầy đủ. Mẹ cần biết mang thai lần 3 tiêm uốn ván khi nào và tuân thủ đúng lịch do bác sĩ chỉ định.
Khi có thai lần 2, chị em thường chỉ cần chủng ngừa viêm gan B, uốn ván, cúm. Vì mũi vaccine sởi – quai bị – Rubella có tác dụng khá lâu (đã được yêu cầu tiêm trong lần mang thai đầu tiên). Ở lần mang thai thứ 3, chị em nên đến bệnh viện để làm xét nghiệm kháng thể. Việc làm này giúp bạn biết được mũi tiêm nào vẫn còn phát huy công dụng và hiện vẫn chưa chủng ngừa mũi nào. Thông qua kết quả xét nghiệm và thời gian tiêm mũi cuối cùng, bác sĩ sẽ đề ra lịch chủng ngừa phù hợp cho bạn.