Mẹ Bầu Tiêm Uốn Ván Bị Nhức Tay Đau Tay Phải Làm Sao?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Mẹ Bầu Tiêm Uốn Ván Bị Nhức Tay Đau Tay Phải Làm Sao?

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 6, 2022

Chủng ngừa vaccine uốn ván là việc làm vô cùng cần thiết. Nó đặc biệt có ý nghĩa với mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Vì hai đối tượng này dễ bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập và gây bệnh trong quá trình sinh nở. Do đó, mẹ bầu được khuyến cáo nên tiêm ngừa uốn ván đầy đủ. Tuy nhiên, mẹ bầu tiêm uốn ván bị nhức tay đau tay là hiện tượng khiến nhiều bạn đọc lo ngại, không biết làm sao để cải thiện? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này nhé!

Lợi ích khi tiêm uốn ván dành cho các bà bầu

Uốn ván là bệnh lý có nhiều tên gọi khác nhau. Một số nơi gọi là phong đòn gánh. Căn bệnh này có thể gây co giật cũng như làm căng các bắp thịt bên trong cơ thể. Hiện tượng này xuất hiện do chất độc Neurotoxin gây ra khi bị nhiễm trùng Clostridium Tetani thông qua vết thương trên da.

Uốn ván cực kỳ nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao ở mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Với thai phụ, bệnh có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng uốn ván trong quá trình sinh nở. Vi khuẩn sẽ tiến vào qua đường sinh dục và dẫn đến hiện tượng uốn ván tử cung. Với trẻ sơ sinh, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vị trí cắt dây rốn, dẫn đến tình trạng uốn ván rốn.

Phần lưỡi và hàm bị giật rồi co cứng là triệu chứng cơ bản nhất của bệnh uốn ván. Hiện tượng này sẽ lan rộng ra khắp cơ thể. Khi hệ cơ lồng ngực của bệnh nhân bị cứng sẽ dẫn đến tình trạng khó thở và gây tử vong. Quá trình chủng ngừa uốn ván cho mẹ bầu sẽ tạo ra lớp kháng thể. Điều này giúp mẹ và bé đều được bảo vệ trước sự tấn công của vi khuẩn uốn ván.

Tiêm vaccine uốn ván là việc làm không thể thiếu trong thai kỳ. Tuy nhiên, hiện tượng mẹ bầu tiêm uốn ván bị nhức tay đau tay khiến nhiều bạn đọc lo ngại. Hãy tiếp tục cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu về tình trạng này bạn nhé!

Lợi ích khi tiêm uốn ván dành cho các bà bầu
Tiêm vaccine uốn ván là việc làm không thể thiếu trong thai kỳ

Mẹ bầu tiêm uốn ván bị nhức tay đau tay không?

Mẹ bầu tiêm uốn ván bị nhức tay đau tay kèm theo trạng chứng sưng là hiện tượng phổ biến thường gặp. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể bị mẩn đỏ kèm theo đó là hiện tượng nổi cục cứng, sờ vào cảm thấy đau,… Hiểu theo một cách đơn giản thì đây chính là phản ứng phụ của vaccine uốn ván khi tác động vào cơ thể. Không chỉ riêng vaccine uốn ván, khi tiêm các loại vaccine khác đa phần đều dẫn đến những phản ứng phụ kể trên. Do đó, nếu mẹ bầu tiêm uốn ván bị nhức tay đau tay thì cũng đừng quá lo lắng. 

Khi tiêm vaccine, cơ thể sẽ huy động bộ máy miễn dịch để chống lại cũng như duy trì khả năng ứng phó lúc cần. Ngoài các lợi ích mà vaccine mang đến, nó cũng gây ra một số phản ứng phụ. Trong đó, bắp tay bị đau là minh chứng tiêu biểu. Tuy nhiên, phản ứng này rất bình thường, thai phụ có thể yên tâm. Tình trạng sưng đau bắp tay sẽ biến mất chỉ sau một khoảng thời gian ngắn. 

Mẹ bầu tiêm uốn ván bị nhức tay đau tay không?
Mẹ bầu tiêm uốn ván bị nhức tay đau tay không?

Cách giảm đau tay khi tiêm uốn ván cho bà bầu  

Có nhiều cách để khắc phục tình trạng mẹ bầu tiêm uốn ván bị nhức tay đau tay. Thông thường, hiện tượng đau bắp tay sau khi thai phụ tiêm uốn ván sẽ kéo dài từ 6 – 8 tiếng. Nó cũng có thể kéo dài lâu hơn từ 2 – 4 ngày, điều này còn phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng người. Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng mẹ bầu tiêm uốn ván bị nhức tay đau tay:

 Chườm tay bằng đá lạnh

Mẹ bầu có thể chườm lạnh vị trí tiêm để làm giảm sưng đau bằng cách bọc vào túi hoặc khăn vải một viên đá nhỏ rồi chườm nhẹ nhàng lên vết tiêm. Bạn hãy để viên đá lên vị trí chủng ngừa khoảng 30 giây sau đó lấy ra 5 giây và tiếp tục chườm. Tiếp tục chườm như vậy từ 20 – 30 phút. Nếu vết tiêm vẫn sưng đau trong khoảng 24 giờ kể từ lúc chủng ngừa thì bạn có thể chườm nóng. Bạn cần lưu ý tuyệt đối không xoa trực tiếp viên đá lên vị trí tiêm vì có thể gây bỏng lạnh.

 Sử dụng biện pháp dân gian

Bạn cũng có thể đắp một lát khoai tây hoặc sử dụng nước vôi ăn trầu để làm vết tiêm bớt sưng đau. Tuy nhiên, bạn cần cẩn trọng hơn khi dùng biện pháp dân gian. Tốt nhất nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ.

 Xoa tại chỗ

Để hạn chế tình trạng sưng đau, sau khi chủng ngừa bạn hãy dùng tay xoa xung quanh vết tiêm từ 20 – 30 phút. 

Cách giảm đau tay khi tiêm uốn ván cho bà bầu  
Mẹ bầu có thể chườm lạnh vị trí tiêm để làm giảm sưng đau

Tóm lại, mẹ bầu tiêm uốn ván bị nhức tay đau tay là phản ứng phụ thường gặp, do đó bạn đừng quá lo lắng. Hãy theo dõi và áp dụng một số phương pháp giảm sưng đau tại nhà nhé. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ