Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 9 24, 2022
Phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae) có thể gây ra những căn bệnh nhiễm trùng nặng nề, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân như nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn,… Nếu chữa trị khỏi, người bệnh vẫn có nguy cơ đối diện với những biến chứng khó lường như liệt, bại não, điếc,… Dùng vắc xin là phương pháp hữu hiệu để tạo ra miễn dịch chủ động trước phế cầu khuẩn.
Vắc xin phế cầu 13 hay còn được gọi là vắc xin phế cầu 13. Đây là loại vắc xin chứa các Polysaccarit của 13 loại phế cầu khuẩn khác nhau. Cụ thể là huyết thanh 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F và 23F. Loại vắc xin này có công dụng kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể nhằm mục đích chống lại 13 chủng phế cầu khuẩn kể trên, đồng thời giúp ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm do chúng gây ra.
Vắc xin phế cầu 13 được tập đoàn Pfizer của Mỹ nghiên cứu và phát triển. Nó được chỉ định dùng cho trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên và người cao tuổi, người trưởng thành, đối tượng mắc bệnh mạn tính như tim mạch, lao phổi, tiểu đường, phổi tắc nghẽn mạn tính,…
Chúng ta vừa tìm hiểu về công dụng phòng bệnh của vắc xin phế cầu 13. Tuy nhiên tương tự như các loại vắc xin khác, phế cầu 13 cũng có thể gây ra những phản ứng phụ sau chủng ngừa. Vậy phản ứng phụ sau tiêm phế cầu 13 gồm những gì?
Dưới đây là các phản ứng phụ sau tiêm phế cầu 13 mà mọi người có thể gặp phải:
Những phản ứng phụ sau tiêm vắc xin phế cầu 13 thường diễn ra nhẹ và chỉ kéo dài từ 1 – 2 ngày. Nếu người bệnh bị đau nhức hoặc sốt thì có thể uống Ibuprofen hoặc Acetaminophen. Người dưới 18 tuổi không nên uống ASA (điển hình là Aspirin). Vì nó sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc phải hội chứng Reye. Ngoài ra, trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi không được dùng Ibuprofen khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý, sau khi chủng ngừa vắc xin phế cầu 13, người được tiêm phải ở lại cơ sở y tế theo dõi sức khỏe ít nhất 30 phút để bác sĩ kịp thời xử lý nếu xảy ra phản ứng sốc phản vệ. Các dấu hiệu bao gồm khó thở, nổi ban đỏ, sưng môi, lưỡi hoặc cuống họng. Bác sĩ và nhân viên y tế sẽ khẩn cấp xử lý đúng phác đồ nếu xảy ra tai biến sau tiêm. Trong trường hợp những phản ứng trên xảy ra sau khi rời khỏi bệnh viện hãy nhanh chóng gọi cấp cứu ngay. Tìm hiểu một số lưu ý khi tiêm vắc xin phế cầu