Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Một 17, 2020
Mục Lục Bài Viết
Đại tràng (ruột già) là bộ phần nằm ở phần cuối của ống tiêu hóa có hình dạng chữ U quay ngược. Đại tràng sigma là đoạn tiếp giáp với trực tràng phía trên.
Polyp đại tràng sigma là những tổ chức tăng sinh quá mức của niêm mạc đại tràng, hình thành khối u nhỏ và xuất hiện ở khu vực đại tràng sigma. U polyp này phát triển đơn hoặc nhiều polyp tại đại tràng sigma, có thể di căn.
Bệnh lý này thường gặp ở những đối tượng trên 50 tuổi. Polyp đại tràng sigma thường phát triển âm thầm, khó phát hiện, chỉ khi bệnh tiến triển nặng ở giai đoạn di căn hoặc biến chứng thành ung thư thì mới có triệu chứng rõ ràng.
Polyp đại tràng sigma thực chất khi khởi phát đều là những khối u lành tính, nhưng càng về dài nó rất dễ biến chứng thành ác tính (ung thư). Thông thường nó chia thành 2 dạng, bao gồm:
Hầu hết trong quá trình tăng sinh tế bào đều chịu sự kiểm soát từ 2 nhóm gen: Nhóm ức chế khối u và nhóm gen gây ung thư. Polyp đại tràng sigma là hệ quả của sự tăng sinh bất thường của tế bào, sự đột biến cấu trúc gen gây ra tình trạng phân chia các tế bào quá mức. Những tế bào của polyp đại tràng gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhanh chóng tiến triển, tích tụ thành khối u lâu dần bị tổn thương, dẫn đến di căn.
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chỉ ra nguyên nhân gây nên bệnh polyp đại tràng sigma. Nhưng theo các chuyên gia đầu ngành phân tích, thì bệnh lý này thường do những yếu tố sau hình thành:
Hầu hết các bệnh về đường tiêu hóa thường dễ bị chẩn đoán nhầm lẫn do những triệu chứng giống nhau như đau bụng, đi ngoài, nôn ói,… Và polyp đại tràng sigma cũng không ngoại lệ.
Khi mắc bệnh trong thời gian đầu người bệnh hầu như không có biểu hiện gì, chỉ khi bệnh tiến triển âm thầm trong thời gian dài thì mới bắt đầu xuất hiện các triệu chứng, cụ thể:
Cho nên, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như tiến hành các xét nghiệm lâm sàng bằng phương pháp nội soi hay chụp cắt lớp… để chẩn đoán sớm bệnh và có hướng điều trị thích hợp.
Khi mắc u đại tràng sigma thường là lành tính và có thể điều trị hiệu quả. Còn nếu các khối u phát triển ngày càng lớn, không được phát hiện sớm để điều trị dễ dẫn đến ác tính.
Vậy polyp đại tràng sigma có nguy hiểm không? Polyp đại tràng sigma dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau:
Polyp đại tràng sigma không có dấu hiệu điển hình nên khó phát hiện. Vì vậy nội soi đại trực tràng được xem là phương pháp giúp chẩn đoán bệnh lý này do nó dễ quan sát những góc khuất sâu bên trong lòng đại tràng sigma. Bên cạnh đó, nội soi cũng hỗ trợ phát hiện, điều trị tế bào ung thư ngay từ giai đoạn sớm.
Những phương pháp giúp chẩn đoán polyp đại tràng sigma hiện này gồm:
Phương pháp điều trị tốt nhất đối với bệnh nhân bị polyp đại tràng sigma là loại bỏ hoàn toàn tế bào tăng sinh. Bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi kiểm tra khối polyp và lấy mô sinh sinh thiết. Khi phát hiện tế bào ung thư nhanh chóng loại bỏ chúng mà không cần thực hiện phẫu thuật xâm lấn. Những trường hợp có khối polyp với kích thước lớn, không thể dùng nội soi để loại bỏ thì sẽ được phẫu thuật.
Do bệnh khó thể phát hiện ở giai đoạn khởi phát nên người bệnh có thể áp dụng một số gợi ý sau để phòng ngừa bệnh:
Tuy nhiên, biện pháp tốt nhất để bạn phòng tránh bệnh là bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện các mầm mống gây bệnh và có hướng điều trị sớm nếu không may gặp những bệnh lý nguy hiểm.
Toàn bộ những polyp tân sản ở khu vực đại tràng thậm chí là các polyp nhỏ đều phải cắt bỏ vì chúng có thể là ác tính. Thông thường 1 polyp nhỏ sẽ phát triển thành ung thư trong 10 năm. Polyp với đường kính lớn hơn 1 cm dễ trở thành ung thư. Một số polyp lành tính tiến triển thành ác tính khi xuất hiện sự đột biến trong tế bào tiếp tục diễn ra theo thời gian. Tình trạng polyp lành tính chuyển sang ác tính có thể quan sát được trên hình ảnh giải phẫu bệnh. Đây được gọi là hiện tượng loạn sản (bất thường về hình dạng, cấu trúc và sự sắp xếp của tế bào) từ độ thấp chuyển sang độ cao.
Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) được xem là vấn đề nóng hổi ở hầu hết những nước phát triển. Tỷ lệ mắc bệnh UTĐTT mới hàng năm đang tăng lên. Chính vì vậy bệnh nhân cần cắt bỏ polyp qua nội soi để ngăn ngừa ung thư ĐTT cũng như giảm thiểu tỷ lệ tử vong do căn bệnh này gây nên.