Tình trạngrối loạn kinh nguyệt có thể tiềm ẩn những nguy cơ đe doạ đến sức khoẻ sinh sản của chị em. Chính vì vậy, việc nắm bắt được những thông tin cần biết của hiện tượng rối loạn kinh nguyệt sẽ giúp chị em có những biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu do quá trình bong lớp niêm mạc tử cung. Kinh nguyệt xảy ra là do sự thay đổi thay đổi nội tiết, sự sụt giảm đột ngột của estrogen làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo.
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ kéo dài khoảng 28 – 30 ngày, một số trường hợp có thể dài hoặc ngắn hơn tuỳ từng cơ địa mỗi người. Mỗi chu kỳ kéo dài từ 3-5 ngày và lượng máu mất đi mỗi kỳ kinh là khoảng 50-150 ml.
Rối loạn kinh nguyệt:
Là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó.
Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, có thể do nội tiết, có thể tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ, đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện sống môi trường sống.
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, mức độ và biểu hiện khác nhau như ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh… gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.
Các dấu hiệu nhận biết của rối loạn kinh nguyệt
Tuỳ từng cơ địa khác nhau mà những biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt có thể không giống nhau, dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:
Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Chu kỳ có thể ngắn hơn (chỉ khoảng 20 ngày) hoặc dài hơn (khoảng 35 ngày), hoặc chu kỳ không đều, khi dài khi ngắn.
Số ngày kinh không đều: Số ngày kinh có thể ít hơn (dưới 2 ngày) hoặc nhiều hơn bình thường (trên 7 ngày).
Lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít: Số lượng máu mỗi kì kinh có thể quá nhiều (trên 150ml) hoặc rong kinh, hoặc quá ít (dưới 5ml) mỗi chu kỳ.
Phụ nữ có các biểu hiện bất thường như: vô kinh, bế kinh, rong huyết,…
Tính chất máu kinh khác thường: Vón cục, đổi màu, máu thâm đen hoặc nâu,…
Chu kỳ kinh đi kèm với các dấu hiệu bất thường: Thống kinh nghiêm trọng, đau tức ngực, đan lưng, căng vú, buồn nôn, dễ xúc động,…. các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc, thường xuyên phải sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng.
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt?
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:
Nguyên nhân sinh lý
Nữ giới ở độ tuổi dậy thì, hoạt động buồng trứng chưa hiệu quả và cần có thời gian làm quen. Chính vì thế, chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra không đều.
Phụ nữ trong độ tươi mãn kinh cũng đối mặt với tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn bởi sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, chức năng của buồng trứng suy giảm nhiều.
Nguyên nhân bệnh lý
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt còn do họ đang mắc một số bệnh lý. Trong đó, tỷ lệ người mắc hội chứng đa nang buồng trứng là rất cao. Khi mắc bệnh, niêm mạc tử cung của người bệnh dày hơn bình thường, chúng tác động làm chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Bên cạnh đó, rối loạn kinh nguyệt còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý phụ khoa như: U xơ tử cung, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hoặc các bệnh liên quan đến tuyến giáp.(Tìm hiểu ý nghĩa của gói khám phụ khoa tổng quát)
Chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt không đều độ cũng khiến kinh nguyệt không ổn định. Cụ thể, nếu người bệnh ăn uống không đủ chất sẽ khiến cơ thể bị sụt cân nhanh chóng. Hay việc giảm cân đột ngột cũng tác động không nhỏ đến sự sản sinh hormone, hậu quả là kinh nguyệt không đều.
Ngoài ra, kinh nguyệt bất ổn cũng có thể do tâm trạng nữ giới không ổn định, áp lực trong cuộc sống là tác nhân làm chậm kinh nguyệt rối loạn. Khi bạn căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể tự động tiết ra hormone cortisol, chúng tác động khiến nội tiết tố nữ sản sinh không đều, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
Bất cứ lý do gì đi chăng nữa, nữ giới cũng không nên chủ quan mà phải theo dõi cẩn thận các dấu hiệu, sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt. Bạn đừng quên đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán chính xác bệnh.
Những ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe nữ giới
Kinh nguyệt thể hiện sự hoạt động bình thường của các cơ quan sinh sản trong cơ thể người phụ nữ. Những dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc thụ thai và sinh con của chị em.
Dưới đây là một số hậu quả nghiêm trọng khác chị em có thể phải đối mặt nếu kỳ kinh nguyệt thường xuyên bị rối loạn:
Thiếu máu do cường kinh: Tình trạng kỳ kinh kéo dài quá nhiều ngày, rong kinh,… khiến cho chị em mất đi lượng máu khá lớn, gây nên bệnh thiếu máu; đồng thời có nguy cơ viêm nhiễm, nấm âm đạo, nấm, ngứa,… do vi khuẩn tấn công phần phụ.
Một số trường hợp, rối loạn kinh nguyệt có thể là biểu hiện của một số căn bệnh như u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… nếu không được phát hiện kịp thời có thể chèn ép và làm suy giảm chức năng của một số cơ quan khác như thận, bàng quang, niệu quản, trực tràng,…
Một số hiện tượng rối loạn kinh nguyệt lại do các bệnh lý ác tính như ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung…. gây nên, nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời có thể đe doạ đến tính mạng của người bệnh.
Ngoài ra, việc rối loạn hai hormone Estrogen và Progesteron sẽ khiến làn da của chị em không còn mịn màng, chị em hay cáu gắt, khó chịu, dễ stress,…
Rối loạn kinh nguyệt không chỉ khiến chị em mất tự tin trong giao tiếp, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cuộc sống, công việc mà còn để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sau. Nếu bệnh không điều trị kịp thời sẽ khiến nữ giới khó có con, nặng nhất có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh.
Rối loạn kinh nguyệt sẽ không còn nguy hiểm nếu phụ nữ chủ động thăm khám kịp thời. Khi cần được hỗ trợ điều trị, chăm sóc, xin vui lòng liên hệ qua số Hotline 1800 2222 hoặc đăng ký online TẠI ĐÂY. Bệnh viện Đa Khoa Phương Nam sẽ hỗ trợ cho bạn.