Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 21, 2020
Dù là trai hay gái thì vẫn là “con yêu” của mẹ, nhưng đa số các bậc phụ huynh đều nôn nóng biết được giới tính của con trẻ, vậy hãy cùng tìm hiểu rõ trong phần chia sẻ này của Đa khoa Phương Nam nhé!
Mục Lục Bài Viết
Trên thực tế, tình trạng siêu âm bé khép chân không cho nhìn thấy giới tính khá phổ biến. Thông thường, vấn đề này xảy ra là do tư thế nằm của bé trong tử cung của mẹ. Bé nằm nghiêng 1 bên, 2 chân khép lại với nhau, che đi bộ phận sinh dục gây ra những trường hợp siêu âm nhầm giới tính cho bé.
Khi thai nhi khép chân khi siêu âm thì việc xác định giới tính thai nhi sẽ gặp khó khăn hơn. Do bác sĩ không thể nhìn thấy được cơ quan sinh dục của bé. Một số trường hợp bác sĩ không thể xác nhận được bé mang giới tính gì. Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo nhìn hình siêu âm làm sao biết trai hay gái!
Tuy phương pháp siêu âm 4D rất hiện đại và đang được ứng dụng phổ biến nhưng tỷ lệ xem xét giới tính thai nhi chỉ chính xác từ 80% – 95%. Vì có nhiều trường hợp bộ phận sinh dục của bé phát triển chậm, bé nằm chéo chân che đi bộ phận sinh dục hoặc dây rốn quấn che mất bộ phận sinh dục.
Ngoài phương pháp siêu âm thì còn có thể xác định giới tính thai nhi bằng sinh thiết gai nhau, xét nghiệm máu. Trong đó sinh thiết gai nhau và chọc nước ói cho kết quả chính xác hơn.
Ngày nay không ít những trường hợp siêu âm nhầm giới tính thai nhi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sai sót này. Trong đó có nguyên nhân là do bé khép chân.
Theo kinh nghiệm của các bác sĩ và các mẹ có kinh nghiệm trong việc sinh em bé thì bé gái thường có xu hướng khép chân hơn. Còn bé trai thì có xu hướng mở ra tại bộ phận sinh dục rất dễ nhận biết. Vì thế nếu đến tuần 20 – 22 mà bé vẫn nằm khép chân thì tỷ lệ sinh con gái rất cao.
Đặc biệt, khi bé khép chân thì các mẹ còn xét định giới tính của bé qua một số biểu hiện của cơ thể. Hoặc dùng “Bảng lịch sinh con gái – con trai” để dự đoán giới tính cho bé. Theo kinh nghiệm thì bảng lịch này cho kết quả chính xác đến 90%.
Bảng lịch này khá đơn giản, bạn chỉ cần đối chiếu tuổi của mẹ và tháng thụ thai là sẽ biết được giới tính của bé. Ví dụ nếu mẹ 18 tuổi mà thụ thai vào tháng 1 thì là con gái, còn mẹ 18 tuổi mà thụ thai vào tháng 2 thì là con trai.
Nhiều mẹ bầu khi nghe được kết quả siêu âm bé khép chân từ bác sĩ thì cảm thấy hoang mang, lo lắng vì không biết có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Bởi vì việc bé khép chân có thể là do tư thế trong ngôi thai hoặc một số trường hợp là bé bị dị tật về chân. Do vậy, việc các bà mẹ lo lắng về vấn đề này là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, trên thực tế thì phần lớn nguyên nhân em bé khép chân là do tư thế của thai nhi trong tử cung của mẹ. Và điều này không liên quan đến dị tật. Nên bạn không cần phải suy nghĩ quá nhiều đâu.
Trường hợp siêu âm bé khép chân do dị tật thì bác sĩ sẽ tiến hành làm kiểm tra và sớm thông báo cho các mẹ bầu.
Nếu việc siêu âm không xác định được giới tính của thai nhi do em bé “dấu đi giới tính của mình” thì bạn cũng đừng nản lòng. Bởi vì, vẫn có những cách khác để xác định giới tính của thai nhi trong bụng.
Khi mang thai, các mẹ bầu thường rất “háo hức” với việc đi siêu âm thai nhi. Bởi vì, ai mà chẳng muốn nhìn thấy “thiên thần bé nhỏ” của chính mình đúng không nào? Tuy nhiên, mẹ bầu không nên đi siêu âm quá sớm hoặc tiến hành siêu âm quá nhiều lần. Vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến “em bé” của bạn. Tốt nhất, bạn chỉ nên thực hiện siêu âm vào các giai đoạn sau:
Siêu âm giới tính thai nhi ở đâu chính xác? Hoặc nếu bạn muốn kiếm tra chắc chắn về tình trạng thai nhi gặp phải tình trạng siêu âm bé khép chân thì hãy đến Đa khoa Phương Nam – Địa chỉ ứng dụng công nghệ siêu âm 5D hiện đại hàng đầu.