Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 14, 2021
Mục Lục Bài Viết [Hiện]
Trước khi tìm lời giải đáp cho vấn đề siêu âm có cần nhịn ăn không, chúng ta cùng tìm hiểu về lợi ích của siêu âm trong việc khám chữa bệnh nhé!
Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng vô cùng phổ biến trong y khoa. Phương pháp này ứng dụng sóng âm tần số cao để quét qua những cơ quan ở trong cơ thể, sau đó, hiển thị hình ảnh lên màn hình máy tính. Sóng siêu âm có thể ghi nhận hình ảnh theo thời gian thực nên sẽ cung cấp thông tin chi tiết về chuyển động hay cấu trúc của những cơ quan cần khảo sát, kể cả máu đang chảy.
Cơ chế hoạt động của siêu âm dựa trên nguyên lý cụ thể như sau:
Siêu âm có khả năng cho kết quả kiểm tra nhanh và chính xác chỉ sau 30 – 60 phút. Đặc biệt, hiện nay, các phương pháp siêu âm màu hiện đại như siêu âm 3D, siêu âm 4D, siêu âm 4D HD, siêu âm 5D, … sẽ giúp đưa ra hình ảnh màu rõ ràng, chân thực, sống động nhất, nên càng hỗ trợ tối ưu cho quá trình chẩn đoán của bác sĩ, đảm bảo kết quả siêu âm chuẩn xác.
Siêu âm được ứng dụng rất phổ biến trong quá trình khám chữa bệnh và làm một trong những phương pháp hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý hiệu quả, an toàn, chính xác nhất hiện nay.
Thường thì bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm để đánh giá tình trạng của các cơ quan trong cơ thể như tim, gan, mật, lách, tụy, bàng quang, thận, tử cung, tuyến giáp, buồng trứng, tuyến vú, cận giáp trạng, khớp, thai nhi,… thông qua việc quan sát hoạt động của nó nhờ hình ảnh hiện thị mà sóng siêu âm cung cấp.
Ngoài ra, siêu âm còn được ứng dụng để đánh giá lưu lượng máu chảy qua mạch máu, hướng di chuyển hay tốc độ của dòng máu để phát hiện ra những bất thường trong việc lưu thông máu cơ thể.
Siêu âm không xâm lánh, không sử dụng tia phóng xạ, do đó, rất an toàn đối với mọi người, kể cả thai phụ và trẻ nhỏ.
Siêu âm là kỹ thuật y khoa đơn giản, có thể sử dụng cho tất cả mọi người. Vậy liệu siêu âm có cần nhịn ăn không? Hay trường hợp nào thì cần nhịn ăn, trường hợp nào thì không cần? Chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết ngay cho bạn ngay trong phần bên dưới!
Theo các chuyên gia y tế thì hầu hết mọi người không cần thiết phải nhịn ăn khi đi siêu âm, có nghĩa mọi người vẫn có thể ăn uống bình thường dù nhận được chỉ định siêu âm. Tuy nhiên, hãy lưu ý, đó là phần lớn, còn vẫn có trường hợp bạn cần nhịn ăn trước khi siêu âm, đó là siêu âm ổ bụng hay siêu âm đánh giá chức năng của mật, tụy, gan, lá lách.
Do đó, khi được chỉ định tiến hành siêu âm ổ bụng hay siêu âm đánh giá chức năng của mật, tụy, gan, lá lách, bạn cần nhịn ăn ít nhất 6 – 8 tiếng trước khi siêu âm. Bởi nếu ổ bụng chứa thức ăn, nó sẽ khiến một số cấu trúc bụi che khuất, làm ảnh hưởng đến kết quả siêu âm.
Hơn nữa, để thức ăn tiêu hóa hết thường phải mất vài giờ, do đó, các chuyên gia y tế thường khuyến khích mọi người nên đi siêu âm vào buổi sáng thay vì buổi chiều.
Trường hợp bạn lỡ ăn uống trước khi siêu âm thì hãy báo với bác sĩ để lùi lịch siêu âm lại những ngày khác, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả siêu âm. Hơn nữa, trước khi siêu âm không nên ăn uống thực phẩm có gas, hút thuốc lá, uống cafe, rượu bia… mà chỉ nên uống nước lọc để đảm bảo kết quả siêu âm chính xác hơn.
Thường thì khi đi siêu âm thai, mẹ bầu không cần phải nhịn ăn. Tuy nhiên, trên thực tế, các bác sĩ vẫn yêu cầu mẹ cầu không nên ăn uống trước khi đi siêu âm để phòng trường hợp cần làm thêm các xét nghiệm kiểm tra tình trạng sức khỏe mẹ bầu cũng như thai nhi. Hơn nữa, việc nhịn ăn sẽ giúp đảm bảo quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi, giúp kết quả chính xác hơn.
Bên cạnh băn khoăn siêu âm có cần nhịn ăn không, thì siêu âm thai có phải nhịn tiểu không cũng được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay, không phải tất cả các loại siêu âm đều yêu cầu người bệnh phải nhịn tiểu. Mà chỉ cần nhịn tiểu khi siêu âm bàng quang, dạ con, tiền liệt tuyến,..
Việc nhịn tiều sẽ giúp bằng quang tích nước, căng to, từ đó giúp hình ảnh siêu âm trở nên rõ nét, chi tiết hơn. Giúp các bác sĩ quan sát kỹ lưỡng và đưa ra chẩn đoán chuẩn xác hơn.
Ngoài những trường hợp siêu âm cần nhịn ăn và nhịn tiểu kể trên thì tất cả những trường hợp khác như siêu âm tim, tuyến vú, các mô mềm, tuyến giáp,… bệnh nhân sẽ không cần phải chuẩn bị gì cả và có thể ăn uống bình thường, hơn nữa cũng không cần nhịn tiểu.
Thường thì khi đi siêu âm, bạn nên mặc quần áo thoải mái trong quá trình siêu âm.