Siêu âm thai nhi là gì? Chi phí siêu âm thai nhi là bao nhiêu?

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > Siêu âm thai nhi là gì? Chi phí siêu âm thai nhi là bao nhiêu?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng năm 5, 2020

Siêu âm thai nhi là một trong những bước kiểm tra quan trọng mà các bà mẹ khi mang thai cần phải thực hiện. Nhờ phương pháp này, mẹ có thể theo dõi những hình ảnh đầu tiên của bé yêu đồng thời dễ dàng kiểm tra sức khỏe, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh nhằm đảm bảo thai kỳ diễn ra an toàn và suôn sẻ.

Siêu âm thai nhi là gì?

Siêu âm thai nhi là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và được áp dụng phổ biến trong sản khoa. Phương pháp này sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh của thai nhi, nhau thai. Quá trình này được thực hiện bằng cách đặt một đầu dò siêu âm lên bụng của mẹ bầu hoặc đưa đầu dò vào âm đạo, tùy thuộc vào giai đoạn của thai kỳ và mục đích của việc siêu âm.

siêu âm thai nhi 1
Siêu âm thai nhi là phương pháp thăm dò tình trạng thai nhi bên trong bụng mẹ

Phương pháp siêu âm thai nhi sẽ giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển, sức khỏe thai nhi, đồng thời kiểm tra các chỉ số như nhịp tim, chiều dài xương, lượng nước ối,… Việc này sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường hoặc dị tật bẩm sinh. Đây là một phần quan trọng trong hành trình thai kỳ, giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.

Vai trò quan trọng của siêu âm thai nhi

Chắc chắn tất cả các mẹ bầu đều hiểu rõ tầm quan trọng của việc siêu âm thai nhi. Đây được xem như một nhiệm vụ mà các mẹ phải thực hiện trong hành trình dài hơn 9 tháng. Việc siêu âm thai đúng thời điểm, đúng lúc sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé, bao gồm:

siêu âm thai nhi 2
Siêu âm thai nhi sẽ giúp theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện biến chứng nguy hiểm của thai nhi

  • Theo dõi sự phát triển thai nhi: Siêu âm thai nhi là phương pháp quan trọng giúp bác sĩ xác định tuổi thai, đo kích thước, kiểm tra vị trí của thai nhi. Qua đó, có thể đánh giá sự phát triển thai nhi bao gồm các cơ quan nội tạng, hệ thần kinh cùng các chỉ số quan trọng khác, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, đúng tiến độ.
  • Phát hiện các bệnh lý thai nhi: Siêu âm cũng giúp phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh, các vấn đề về sức khỏe thai nhi như chậm phát triển, nhau thai bong sớm, hoặc các bệnh lý khác. 
  • Giúp bác sĩ đưa ra phương án chăm sóc phù hợp: Dựa trên kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng thai kỳ, đưa ra các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe thai nhi và mẹ phù hợp. Bao gồm tư vấn chế độ dinh dưỡng, lịch khám thai, các biện pháp phòng ngừa biến chứng nhằm giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt quá trình mang thai.
  • Mang lại niềm vui và sự an tâm cho mẹ bầu: Đặc biệt, hình ảnh từ quá trình siêu âm thai nhi sẽ giúp kết nối tình cảm giữa mẹ và bé. Việc được ngắm nhìn hình ảnh con yêu qua màn hình siêu âm sẽ mang lại niềm vui, sự phấn khích, an tâm cho mẹ bầu, giúp họ yên tâm hơn trong hành trình thai kỳ của mình.

Các loại siêu âm thai nhi

Hiện nay, việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào trong siêu âm khá phổ biến, điều này giúp tạo da được nhiều kỹ thuật loại khác nhau phù hợp với từng nhu cầu của các gia đình. Cụ thể, có 4 loại siêu âm phổ biến sử dụng trong sản khoa đó là:

siêu âm thai nhi 3
Hiện nay công nghệ siêu âm thai nhi khá đa dạng, đáp ứng được các yêu cầu khác nhau của mẹ bầu

  • Siêu âm 2D: Đây là loại siêu âm phổ biến nhất, cho ra hình ảnh đen trắng hai chiều của thai nhi. Siêu âm 2D giúp bác sĩ theo dõi tổng quát sự phát triển thai nhi, đo kích thước, kiểm tra nhịp tim, phát hiện các dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề sức khỏe.
  • Siêu âm 3D: Siêu âm 3D tạo ra hình ảnh ba chiều của thai nhi, giúp mẹ bầu nhìn thấy rõ khuôn mặt, bàn tay, bàn chân, và các chi tiết khác của con yêu với độ chi tiết cao hơn.
  • Siêu âm 4D: Là phiên bản nâng cấp của siêu âm 3D, siêu âm 4D tạo ra hình ảnh động của thai nhi. Với loại siêu âm này, mẹ bầu có thể quan sát rõ ràng hoạt động của thai nhi trong bụng, như cử động tay chân, nhịp thở, thậm chí là các biểu cảm trên khuôn mặt của bé.
  • Siêu âm Doppler: Sử dụng sóng âm để đo lưu lượng, tốc độ dòng máu trong các mạch máu của thai nhi, nhau thai, và dây rốn. Giúp kiểm tra chức năng của nhau thai và đảm bảo rằng thai nhi nhận đủ dưỡng chất và oxy.

Lịch trình siêu âm thai nhi

Các mẹ bầu cũng nên nhớ, trong suốt thai kỳ, việc siêu âm thai nhi đúng lịch trình là vô cùng quan trọng để theo dõi sức khỏe, sự phát triển của bé. Mỗi lần siêu âm đều mang lại những thông tin quý giá, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng thai kỳ và kịp thời phát hiện những bất thường nếu có. Thông thường, mẹ bầu sẽ được siêu âm theo lịch trình sau:

siêu âm thai nhi 4
Tùy vào từng giai đoạn cụ thể, siêu âm sẽ giúp phản ánh các tình trạng khác nhau của thai nhi

  • Siêu âm thai nhi tuần thứ 12: Đây là lần siêu âm quan trọng đầu tiên trong thai kỳ, giúp xác định chính xác tuổi thai, kiểm tra số lượng thai là đơn thai hay đa thai, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh như hội chứng Down.
  • Siêu âm thai nhi tuần thứ 20: Bác sĩ sẽ đo các chỉ số sinh học của thai nhi như chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, kiểm tra sự phát triển toàn diện của thai nhi. Đây là thời điểm quan trọng để phát hiện các dị tật bẩm sinh ở các cơ quan như tim, phổi, thận, hệ thần kinh và đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của bé.
  • Siêu âm thai nhi tuần thứ 32: Lần siêu âm cuối cùng trước khi sinh giúp kiểm tra vị trí của thai nhi cụ thể là phần đầu quay xuống hay mông quay xuống, kiểm tra lượng nước ối, sự phát triển của phổi để đảm bảo thai nhi đã sẵn sàng cho quá trình sinh nở.

Bệnh lý thai nhi có thể phát hiện qua siêu âm

Siêu âm thai nhi ngoài vai trò theo dõi sự phát triển bình thường của bé, đây còn là công cụ quan trọng để phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn. Nhờ vào công nghệ siêu âm hiện đại,  bác sĩ có thể phát hiện, chẩn đoán nhiều vấn đề về sức khỏe thai nhi, từ dị tật bẩm sinh đến các bất thường liên quan đến sự phát triển. Một số bệnh lý có thể được phát hiện qua siêu âm:

siêu âm thai nhi 5
Qua siêu âm, có thể phát hiện được các dị tật bẩm sinh, tình trạng phát triển của thai nhi

  • Dị tật bẩm sinh: Sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim bẩm sinh, dị tật não, dị tật tay chân, và các dị tật khác.
  • Thai nhi chậm phát triển: Siêu âm có thể nhận biết được thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai, một dấu hiệu của tình trạng chậm phát triển trong tử cung. Tình trạng này xuất phát từ các vấn đề về dinh dưỡng của mẹ, chức năng của nhau thai, hoặc các bệnh lý khác ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Nhau thai bong sớm: Đây là tình trạng nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi thai nhi chào đời. Phát hiện sớm vấn đề này sẽ giúp can thiệp kịp thời để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
  • Các bệnh lý khác: Siêu âm cũng có thể phát hiện các vấn đề bất thường khác về dây rốn như dây rốn quấn cổ, dây rốn ngắn hoặc dài bất thường, nước ối quá nhiều hoặc quá ít, dấu hiệu thai nhi suy dinh dưỡng. 

Chi phí siêu âm thai nhi

Chi phí siêu âm thai nhi thường khác nhau ở các cơ sở, trung tâm y tế. Thông thường, mức chi phí có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại siêu âm, cơ sở y tế thực hiện, khu vực sinh sống. Cụ thể như sau mức chi phí có thể sẽ dao động trong mức sau:

siêu âm thai nhi 6
Chi phí siêu âm thai nhi phụ thuộc vào công nghệ, cơ sở và nhiều yếu tố khác nữa

  • Siêu âm 2D: Đây là loại siêu âm cơ bản nhất và thường có chi phí thấp nhất, dao động từ khoảng 200.000 – 500.000 VNĐ cho mỗi lần siêu âm.
  • Siêu âm 3D và 4D: Do cung cấp hình ảnh chi tiết và sống động hơn, siêu âm 3D và 4D thường có chi phí cao hơn, trong khoảng từ 500.000 – 1.500.000 VNĐ tùy cơ sở.
  • Siêu âm Doppler: Loại siêu âm này được sử dụng để kiểm tra dòng máu và sức khỏe của nhau thai, thường có chi phí khoảng 400.000 – 800.000 VNĐ.

Con số này sẽ thay đổi và không cố định. Giá ở bệnh viện công sẽ thấp hơn so với bệnh viện tư, phòng khám tư hoặc bệnh viện quốc tế. Siêu âm ở các thành phố lớn cũng sẽ cao hơn so với nông thôn. Vì thế, cần lựa chọn cơ sở y tế và loại siêu âm phù hợp để giúp mẹ bầu cân nhắc được chi phí hợp lý trong quá trình theo dõi thai kỳ.

Những lưu ý khi siêu âm thai nhi

Bên trên là những thông tin quan trọng mà các mẹ cần phải tham khảo kỹ. Ngoài ra, để đảm bảo kết quả siêu âm chính xác và quá trình diễn ra thuận lợi, mẹ bầu cần lưu ý một số điều trước, trong, và sau khi siêu âm. Dưới đây là các bước chuẩn bị và những điều cần biết khi thực hiện siêu âm thai nhi:

siêu âm thai nhi 7
Khi siêu âm thai nhi cần chuẩn bị đầy đủ mọi thứ và tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ

  • Chuẩn bị trước khi siêu âm: Hãy luôn lưu ý uống đủ nước, đi vệ sinh trước khi siêu âm để tránh ảnh hưởng đến quá trình siêu âm. Cũng không được quên mang theo giấy tờ khám thai, thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe nếu như mẹ bầu đang gặp các vấn đề không ổn.
  • Quy trình siêu âm: Trong suốt trình siêu âm, các mẹ nên tuân thủ mọi yêu cầu của bác sĩ, tránh gây cản trở có thể ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng và làm mất thời gian của đôi bên.
  • Giải thích kết quả siêu âm: Sau khi quá trình siêu âm hoàn tất, bác sĩ sẽ phân tích và giải thích kết quả, cho mẹ bầu biết về tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Chị em nên lắng nghe và thắc mắc những điều mình chưa biết, nên nắm rõ đó có cách chăm sóc, ăn uống và sinh hoạt ở nhà đúng cách.

Câu hỏi thường gặp về siêu âm thai nhi

Siêu âm thai nhi có thể mỗi giai đoạn sẽ khác nhau nên khiến cho nhiều mẹ bầu thường xuyên lo âu, căng thẳng. Vì thế các chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai vẫn thường xuyên có những thắc mắc liên quan đến quá trình này. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về siêu âm thai nhi cùng với những giải đáp cụ thể của Đa khoa Phương Nam:

Siêu âm thai nhi có đau không? 

Siêu âm thai nhi hoàn toàn không gây đau đớn. Quá trình siêu âm chỉ bao gồm việc bác sĩ bôi một lớp gel mát lạnh lên vùng bụng sau đó sử dụng đầu dò siêu âm để quét qua bụng mẹ bầu. Cảm giác khi bôi gel có thể hơi mát và ẩm, nhưng hoàn toàn không gây khó chịu hay đau đớn.

Siêu âm thai nhi có ảnh hưởng đến thai nhi không? 

Siêu âm thai nhi được coi là phương pháp hiện đại, an toàn cho cả mẹ và bé. Việc sử dụng sóng âm trong quá trình siêu âm không gây ra bất kỳ tác hại nào đến sức khỏe của thai nhi. Đây là lý do siêu âm được áp dụng rộng rãi trong theo dõi thai kỳ và đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu y khoa.

Việc nắm rõ những thông tin được đề cập trong bài viết này sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ siêu âm thai nhi là gì, chi phí bao nhiêu và cần lưu ý những điều gì. Chỉ cần tìm hiểu và nắm rõ các thông tin này sẽ giúp các mẹ luôn cảm thấy yên tâm hơn khi thực hiện siêu âm, đồng thời chủ động hơn trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho con yêu từ khi còn nằm trong bụng.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố cũng như tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Vì thế, độc giả vui lòng thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn chính xác nhất! Xin cảm ơn!

5/5 - (6 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ