Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 26, 2021
Mục Lục Bài Viết
Thực tế thì khi mang thai, các mẹ bầu sẽ có rất nhiều thắc mắc khác nhau và tháng thứ mấy thai nhi mọc tóc, là một trong số đó.
Theo các chuyên gia y tế thì thai nhi sẽ bắt đầu mọc tóc vào khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ. Hơn nữa, từ tuần thứ 14 trở đi, những nang tóc đã được hình thành từ 3 tháng đầu sẽ bắt đầu phát triển và mọc thành các sợi tóc li ti. Cũng chính vì lý do này mà vào cuối tháng thứ 3, thai phụ sẽ thường bị ho.
Bên cạnh đó, các vùng da có nang lông cũng bắt đầu mọc lông tơ kể từ tháng thứ 4 trở đi. Do đó, vào giai đoạn này, thai nhi bắt đầu có lông mày, lông tơ khắp cơ thể, lông mi,…
Như vậy, mẹ bầu đã biết tháng thứ mấy thai nhi mọc tóc rồi đúng không? Vậy sau khi mọc lên thì tóc của trẻ tăng trưởng như thế nào? Chúng ta hãy cùng khám phá sự phát triển của tóc thai nhi trong bụng mẹ trong phần tiếp theo nhé!
Như đã nói ở phần đầu, thì các nang lông của trẻ sẽ bắt đầu hình thành trong 3 tháng đầu của thai kỳ, sau đó lông và tóc dần dần xuất hiện khi bước vào tháng thứ 4. Các nang lông thường hình thành cùng với tế bào da, phân bổ khắp toàn thân trẻ, đặc biệt là ở các vùng mặt, tay, chân, mắt,…
Có một sự thật vô cùng thú vị là trước khi thai nhi mọc lên tóc con thì sẽ có các xoáy đầu có chiều ngược với chiều của kim đồng hồ xuất hiện trên vùng da đầu do sự giãn nở da đầu. Xảy ra tình trạng này là do da đầu của trẻ phải liên tục giãn ra để có thể phù hợp với sự tăng trưởng nhanh chóng của não bộ. Thường thì vì não trái của trẻ sẽ lớn hơn so với não phải nên những xoáy đầu này sẽ có chiều hướng xoay về phía bên trái.
Thông thường, tóc của trẻ sẽ phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần trong 3 tháng giữa thai kỳ, nhưng sẽ tăng trưởng nhanh chóng nhất khi bước vào tháng thứ 5, khi giảm dần tốc độ khi sang tháng thứ 7.
Ngoài tóc ra thì lông tơ của trẻ cũng dần phát triển kể từ tuần thứ 22, sau đó trước khi trẻ chào đời sẽ rụng dần đi, chỉ có tóc là lưu lại. Chính vì thế mà cơ thể em bé luôn có cảm giác mịn màng, sạch sẽ khi chào đời. Nhưng thường thì sau khoảng 1 – 2 tháng sau sinh, tóc của trẻ sẽ dần rụng đi để thay bằng những sợi tóc mới.
Mọc tóc được xem là một trong những dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển hoàn thiện của thai nhi trong bụng mẹ. Vậy thai nhi mọc tóc có gây ảnh hưởng đến mẹ bầu không? Câu trả lời sẽ có ở phần bên dưới, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Việc thai nhi mọc tóc chỉ là một trong những quá trình phát triển để hoàn thiện bản thân của trẻ, từ đó, chuẩn bị tốt nhất cho việc chào đời. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, mẹ bầu dễ xuất hiện tình trạng ho khan. Chính vì thế, ông bà ta cho rằng, mẹ bầu ho khan vào tháng thứ 4 của thai kỳ là dấu hiệu em bé bắt đầu mọc tóc.
Thông thường, mẹ bầu có thể nhận biết tình trạng ho mọc tóc của bản thân thông qua những dấu hiệu sau:
Nếu xuất hiện tình trạng ho với những biểu hiện cụ thể trên thì mẹ bầu không cần quá lo lắng đâu nhé!
Theo quan điểm của ông bà ta thì việc mẹ bầu xuất hiện tình trạng ho vào tháng 4 hay thứ 5 của thai kỳ không phải là bệnh lý nghiêm trọng, mà chỉ là biểu hiện của mọc tóc ở thai nhi. Nên các chị em không cần quá lo lắng, vì nó không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi.
Tuy nhiên, trên thực tế thì hiện tại vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh mối liên hệ giữa việc thai nhi mọc tóc và mẹ bầu ho khan, nên chị em vẫn cần hết sức lưu ý.
Tốt nhất, không được chủ quan, mà hãy theo dõi kỹ lưỡng tình trạng của bản thân, phân biệt giữa ho mọc tóc và ho bệnh lý để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những vấn đề ngoài ý muốn xảy ra, gây ảnh hưởng đến thai nhi và mẹ bầu.
Trên thực tế thì tình trạng ho mọc tóc sẽ tự động khỏi sau 5 – 7 ngày, do vậy, mẹ bầu thường không phải quan tâm quá nhiều. Tuy nhiên, nếu hiện tượng ho dai dẳng đi kèm nhiều biểu hiện bất thường khác, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để thăm khám cũng như nhận chỉ định điều trị phù hợp.
Nếu tình trạng bệnh ở mức độ nặng, bác sĩ có thể sẽ cho mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh, kết hợp các biện pháp cải thiện triệu chứng hiệu quả khác.
Màu sắc, độ dài của tóc trẻ sẽ được quyết định ngay từ khi còn trong bụng mẹ theo gen di truyền của bố mẹ, vậy có cách nào để giúp trẻ có một mái tóc đẹp không? Phần tiếp theo sẽ chia sẻ cho bạn một số bí quyết hữu ích, đừng bỏ qua nhé!
Thực tế thì ngoài việc quan tâm tháng thứ mấy thai nhi mọc tóc thì các mẹ bầu còn luôn muốn tìm hiểu bí quyết để con yêu có một mái tóc đẹp ngay từ trong bụng mẹ. Bởi ai chả mong muốn tóc của con mình sinh ra sẽ vừa đẹp, vừa dày. Tuy nhiên, nếu muốn hoàn thành được điều này, mẹ cần hiểu rõ những vấn đề dưới đây:
Tóc của trẻ dài ngắn, đen, vàng, thẳng hay xoăn đều do yếu tố di truyền cũng như chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu quyết định. Ngoài ra, một số tác nhân khác như môi trường sống của mẹ bầu, khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng đến đặc điểm của tóc thai nhi.
Thông thường, trong quá trình siêu âm, mẹ bầu đã có thể nhìn thấy màu tóc thai nhi, kiểu dáng hay độ dày tóc. Nhưng những đặc điểm này sẽ thay đổi rất nhanh và thường xuyên trong suốt thai kỳ và sau khi chào đời. Hơn nữa, cho đến khi 7 tháng tuổi, tóc của trẻ sẽ dần rụng rồi mọc lại rất nhanh. Nên nếu con yêu có sự biến đổi về mái tóc, mẹ cũng đừng quá bất ngờ nhé!
Hiện nay, một số mẹ bầu truyền tai nhau rằng, nếu muốn con yêu có một mái tóc đen, đẹp thì chị em nên ăn quả óc chó và mè đen khi mang thai. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế lại khuyến khích mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là tăng cường cung cấp vitamin, protein cho cơ thể. Bởi đây là 2 hoạt chất có tác dụng kích thích sự phát triển của tóc thai nhi, thay vì chỉ ăn 2 thực phẩm trên.
Cụ thể, mẹ bầu nên kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, như ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh và uống nước ép trái cây hằng ngày để thai nhi phát triển khỏe mạnh cũng như có một mái tóc đẹp, dày khi sinh ra.