Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 13, 2021
Mục Lục Bài Viết
Để so sánh được vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc. Chúng ta hãy tìm hiểu về từng loại vacxin trước. Vậy vacxin nhược độc là gì?
Vacxin nhược độc hay còn được biết đến với nhiều tên khác như vacxin sống hay vacxin sống giảm độc lực. Thông qua các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn và virus để sản xuất vacxin. Những tác nhân này sẽ được làm yếu đi, tức là giảm độc lực bằng phương pháp nuôi cấy lặp đi lặp lại. Lấy ví dụ như vacxin sởi, để chế tạo thành công, các nhà nghiên cứu đã phân lập virus sởi từ một bệnh nhân trẻ em vào năm 1954. Sau 10 năm nuôi cấy mới có thể tạo thành virus giảm độc lực, giúp tạo thành vacxin.
Vacxin nhược độc phải còn khả năng nhân lên bên trong cơ thể người được tiêm để đáp ứng miễn dịch thành công. Vì thế, việc sử dụng vacxin nhược độc là cách đưa vi khuẩn, virus với liều rất nhỏ (đã giảm hoặc làm mất độc lực) vào cơ thể.
Sau đó, chúng sẽ nhân lên cho đến khi trở thành một quần thể virus, vi khuẩn đủ để khởi động đáp ứng miễn dịch. Bất kỳ tác nhân nào tác động vào quá trình nhân lên trong cơ thể hoặc ảnh hưởng lên vacxin (nhiệt độ, ánh sáng,…) đều khiến hiệu quả của vacxin bị mất hoặc giảm đi. Do đó, yêu cầu vận chuyển và bảo quản vacxin nhược độc rất nghiêm ngặt.
Ngay cả khi vi khuẩn, virus được nhân lên trong cơ thể, người tiêm vacxin vẫn không bị nhiễm bệnh. Vì tác nhân gây bệnh lúc này đã không còn giống như lúc ban đầu. Trường hợp bạn thật sự bị lây nhiễm do vi khuẩn, virus bên trong vacxin nhược độc, thì biểu hiện cũng nhẹ hơn rất nhiều so với khi mắc bệnh tự nhiên, tình trạng này gọi là phản ứng bất lợi.
Có thể bạn chưa biết, vacxin nhược độc là loại đáp ứng miễn dịch hiệu quả nhất. Đáp ứng miễn dịch lúc tiêm vacxin hoàn toàn giống như mắc bệnh một cách tự nhiên. Tuy nhiên, để củng cố đáp ứng miễn dịch, phải sử dụng liều nhắc lại đối với một số loại vacxin nhất định.
Bắt nguồn tự sự nhân lên không kiểm soát của vi khuẩn, virus trong vacxin, người tiêm có thể bị đe dọa tính mạng hoặc gặp phải những phản ứng nghiêm trọng. Tuy nhiên bạn không cần lo lắng, vì điều này chỉ diễn ra khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch.
Trên lý thuyết, tác nhân gây bệnh trong vacxin sống có khả năng chuyển ngược lại ở dạng gốc ban đầu mang đầy đủ độc lực. Nhưng rất hiếm xảy ra, trường hợp được ghi nhận là ở vacxin bại liệt sống giảm độc lực (đường uống).
Hiện có một số vacxin nhược độc điển hình như: Vacxin đậu mùa, sởi, quai bị, Rubella, BCG, bại liệt (uống), thương hàn (uống), cúm, Rota virus, sốt vàng.
Sau khi đã giải đáp câu hỏi vacxin nhược độc là gì, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về vacxin vô hoạt nhé. Từ đó, có được góc nhìn cụ thể hơn để so sánh vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc.
Vacxin vô hoạt còn được gọi là vacxin chết hay bất hoạt toàn thể. Để tạo ra vacxin vô hoạt, các tác nhân sẽ được nuôi cấy trước, tiếp đến dùng nhiệt và (hoặc) hóa chất để bất hoạt chúng.
Trong một liều vacxin vô hoạt phải cung cấp đủ lượng kháng thể cần thiết. Vì các tác nhân sống trong vacxin không có khả năng nhân lên. Tất cả mọi người (kể cả khi bị suy giảm miễn dịch), vacxin vô hoạt cũng không có khả năng gây bệnh.
Nếu chỉ sử dụng một liều vacxin vô hoạt sẽ không đủ để đáp ứng miễn dịch, nên luôn cần tiêm nhắc lại. Vacxin vô hoạt không tạo nên miễn dịch tế bào, đa số chỉ hình thành miễn dịch dịch thể.
Một số loại vacxin vô hoạt điển hình gồm có vacxin thương hàn, dịch hạch, ho gà, tả, bệnh dại, bại liệt, viêm gan A, cúm.
Trên đây là những thông tin về vacxin vô hoạt. Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Phương Nam tiếp tục so sánh vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc nhé.
Để so sánh vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc, cần xét đến điểm giống nhau và khác nhau.
Khi đã tìm được điểm giống nhau thông qua việc so sánh vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc. Bạn cần biết thêm đặc điểm khác biệt giữa hai loại vacxin này, cụ thể như sau:
Đặc điểm | Vacxin vô hoạt | Vacxin nhược độc |
Cách thức xử lý mầm bệnh | Giết chết các mầm bệnh bằng tác nhân hóa học, vật lý. | Mầm bệnh vẫn còn sống nhưng đã được làm giảm độc lực và không có khả năng gây bệnh. |
Tạo ra miễn dịch | Thời gian tạo ra miễn dịch chậm, từ khoảng 15 đến 20 ngày. | Thời gian tạo ra miễn dịch nhanh, khoảng 5 đến 7 ngày. |
Tính an toàn của vacxin | Vì mầm bệnh đã bị giết chết nên rất an toàn. | Ngay cả khi vi khuẩn, virus đã được giảm độc lực. Thì vẫn có thể thay đổi và gây bệnh ngoài tự nhiên. Do đó vacxin ít an toàn hơn. |
Điều kiện bảo quản | Dễ bảo quản và không cần điều kiện khắc khe. | Nhất định phải được bảo quản kỹ lưỡng trong tủ lạnh (tốt nhất là ở nhiệt độ từ 2 độ C – 8 độ C). |
Thời gian và mức độ miễn dịch | Thường phải thêm chất bổ trợ vì thời gian miễn dịch ngắn. Mức độ miễn dịch cũng yếu. | Thời gian miễn dịch tương đối dài từ 1 đến 2 năm. Và có khả năng miễn dịch mạnh. |
Trên đây là điểm giống nhau và khác nhau sau khi so sánh vacxin vô hoạt và vacxin nhược độc. Mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích.