Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 7 26, 2022
Mục Lục Bài Viết
Bệnh lao thuộc danh sách nhóm bệnh nhiễm trùng mãn tính. Vi khuẩn lao là tác nhân gây bệnh. Vi khuẩn lao có thể gây ra nhiều bệnh lý trên cơ thể như lao phổi, xương khớp, hạch, màng não màng phổi, thận tiết niệu.
WHO cho biết, vào năm 2017, tại Việt Nam xuất hiện 124.000 ca bệnh lao. Chương trình chống lao quốc gia thống kê, hiện tại đã phát hiện được khoảng 100.000 trường hợp. Ước tính còn hơn 20.000 trường hợp mắc bệnh vẫn chưa được phát hiện trên toàn quốc. Vào năm 2017, số lượng người tử vong do bệnh lao ước tính khoảng 12.000. Con số này cao hơn nhiều nếu so với những trường hợp tử vong do tai nạn giao thông cùng kỳ. Tiêm vaccine đúng lịch là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh lao. Vậy tiêm phòng lao rồi có bị lây nữa không?
Trước khi giải đáp thắc mắc tiêm phòng lao rồi có bị lây nữa không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hình thức chủng ngừa này nhé. Tiêm chủng chính là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ cơ thể trước các bệnh truyền nhiễm. Cơ chế hoạt động là kích thích khả năng đề kháng của cơ thể với mầm bệnh. Từ đó tạo ra miễn dịch để chống lại tác nhân gây bệnh.
Tại Việt Nam, vaccine BCG đang được sử dụng để chủng ngừa bệnh lao ở trẻ em. Để vaccine phát huy hiệu quả, chúng ta cần tiến hành tiêm phòng lao càng sớm càng tốt. Hiện nay, việc chủng ngừa lao đang được nhà nước triển khai rộng rãi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam. Thời gian tiêm vaccine được khuyến cáo tính từ thời điểm sinh ra đến lúc dưới 1 tháng tuổi. Vậy tiêm phòng lao rồi có bị lây nữa không?
Tiêm phòng lao rồi có bị lây nữa không? Chủng ngừa vaccine BCG phòng lao là biện pháp hiệu quả nhưng không tuyệt đối. Trên thực tế, BCG là vaccine thuộc chủng vi khuẩn lao bò giảm động lực nên có khả năng miễn dịch chéo với vi khuẩn lao xuất hiện bên trong cơ thể người, vì sở hữu chung một số loại kháng nguyên.
Vì vậy, BCG không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn lao nhưng nó sở hữu khả năng hạn chế tối đa nguy cơ chuyển hóa từ thể nhiễm khuẩn thành bệnh lao (ước tính khoảng 70%) và gần như ngăn chặn tuyệt đối biến chứng nguy hiểm như lao màng não, lao phổi, lao khớp, lao xương. Nhờ tuân thủ việc tiêm phòng lao nên biến chứng lao màng não gần như không còn xuất hiện ở trẻ em nữa.
Việc chủng ngừa lao có mang đến hiệu quả hay không cũng còn phụ thuộc phần lớn vào công tác quản lý ngăn ngừa sự lây lan bệnh lao trong cộng đồng. Người đã chủng ngừa lao vẫn có thể nhiễm bệnh nếu tiếp xúc thường xuyên, trực tiếp và lâu dài với nguồn lây. Đặc biệt, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị bệnh vì sức đề kháng vẫn còn kém. Tuy nhiên, người đã chủng ngừa khi nhiễm lao sẽ có biểu hiện bệnh nhẹ và dễ điều trị hơn.
Sau khi đã tìm hiểu tiêm phòng lao rồi có bị lây nữa không. Bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây trong việc phòng ngừa bệnh lao: