Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Đình Diện | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 31, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi tiêm phòng thủy đậu rồi có bị nữa không, chúng ta cùng tìm hiểu một chút về vấn đề tiêm phòng thủy đậu để hiểu hơn về biện pháp phòng bệnh này nhé!
Tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi đều nên tiêm phòng thủy đậu để bảo vệ bản thân khỏi virus gây bệnh thủy đậu. Đặc biệt, trẻ em, phụ nữ chuẩn bị mang thai, người chưa có miễn dịch với thủy đậu càng phải tiến hành tiêm vacxin thủy đậu càng sớm càng tốt.
Nhiều mẹ thắc mắc “có nên tiêm phòng thủy đậu cho trẻ?” Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm, có tốc độ lây lan nhanh trong cộng động, đặc biệt nó còn mang đến những biến chứng nặng nề thậm chí là tử vong vì thế việc tiêm ngừa giúp bảo vệ trẻ tối ưu nhất. Thực tế đã chứng minh sau khi tiêm vacxin, 90% trẻ có khả năng miễn dịch hoàn toàn và 10% trẻ miễn dịch nhưng triệu chứng nhẹ. Vì thế mẹ không nên lo lắng, mà nên tham khảo lịch để tiêm ngừa đầy đủ cho bé, cụ thể:
Vacxin thủy đậu sẽ bắt đầu phát huy tác dụng sau khi vào cơ thể từ 1 – 2 tuần, nên cha mẹ cần cho trẻ tiêm vacxin ngừa thủy đậu trước mùa dịch bệnh ít nhất 1 tháng. Đặc biệt, thời gian phòng bệnh hiện nay của vacxin thủy đậu là 15 năm. Nên cứ sau 15 năm, mẹ nên đưa trẻ đi tiêm nhắc lại một lần nữa để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa tốt nhất.
Hiện nay, có 3 loại vacxin ngừa thủy đậu phổ biến, được sử dụng rộng rãi trên thị trường bao gồm:
Thủy đậu là bệnh rất dễ lây lan qua đường không khí hay tiếp xúc trực tiếp với dịch trên các nốt mủ của người đang mắc bệnh. Và nếu không chích ngừa thủy đậu, mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu rất cao. Do đó, tiêm phòng được xem là cách hữu hiệu, an toàn nhất để ngăn chặn thủy đậu lây lan, gây hại cho sức khỏe.
Theo lý thuyết thì vacxin ngừa thủy đậu không có hiệu quả phòng ngừa bệnh 100%, mà chỉ đạt ở mức 90 – 97%. Do đó, mọi người vẫn có khả năng mắc bệnh thủy đậu sau khi tiêm vacxin. Tuy nhiên, thông thường tỉ lệ mắc thủy đậu sau khi tiêm ngừa là rất thấp và nếu có nhiễm thủy đậu thì triệu chứng cũng thường không nghiêm trọng, hơn nữa sẽ rất nhanh khỏi bệnh mà không để lại biến chứng gì.
Nói một cách đơn giản chính là vẫn có trường hợp tiêm vacxin ngừa thủy đậu xong vẫn mắc bệnh thủy đậu. Nhưng lúc này, bệnh sẽ ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ xuất hiện một số dấu hiệu đặc trưng như sốt, phát ban, nổi mụn nước trên da và những dấu hiệu này sẽ tự biến mất sau khoảng 7 – 10 ngày mà không phải chăm sóc nhiều.
Hơn nữa, nếu một trẻ đã được tiêm vacxin ngừa thủy đậu thì sẽ có khả năng miễn dịch và phòng ngừa sự tấn công của virus gây bệnh thủy đậu tốt hơn rất nhiều so với những trẻ không được tiêm phòng. Nên phụ huynh vẫn cần cho trẻ tiêm phòng thủy đậu càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, giải thích về nguyên nhân khiến trẻ tiêm ngừa thủy đậu vẫn bị nhiễm bệnh, các chuyên gia y tế cho rằng. Việc trẻ bị virus gây bệnh thủy đậu tấn công gây bệnh dù đã được chích ngừa thường do những tác nhân sau gây ra:
Ngoài ra, việc tiêm nhắc lại thủy đậu khi đến thời hạn là việc vô cùng quan trọng, nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề tiêm phòng thủy đậu rồi có bị nữa không. Bởi vì, nồng độ kháng thể thủy đậu trong cơ thể mỗi người sẽ giảm dần theo thời gian, nên việc tiêm nhắc lại đầy đủ 2 mũi vacxin thủy đậu sẽ giúp tăng hiệu quả phòng bệnh lên mức cao nhất. Ngăn chặn nguy cơ nhiễm bệnh một cách hiệu quả.
Nếu đã quyết định tiêm thủy đậu, bạn có thể tham khảo thêm phần chia sẻ chích ngừa thủy đậu bao nhiêu tiền để có sự chuẩn bị tốt hơn.
Để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh thủy đậu, thì khi tiêm vacxin thủy đậu, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Cần tiêm đủ 2 liều vacxin thủy đậu, mũi 1 là lần đầu tiêm và mũi 2 cách mũi thứ nhất từ 1 – 3 tháng tùy vào độ tuổi tiêm. Bởi vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nếu tiêm đủ 2 liều vacxin thủy đậu đúng lịch và thời gian thì hiệu quả phòng bệnh có thể đạt đến 97%.
+ Cần tiêm phòng thủy đậu càng sớm càng tốt, trẻ em từ 9 – 12 tháng tuổi đã có thể tiêm ngừa thủy đậu. Hơn nữa, trẻ em hay người lớn chưa tiêm phòng thủy đậu cũng nên tiến hành tiêm càng sớm càng tốt.
+ Nên tiêm thủy đậu trước mùa dịch bệnh ít nhất 1 tháng để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa tốt nhất, vì thủy đậu chỉ bắt đầu phát huy tác dụng sau 1 – 2 tuần tiêm.
+ Phụ nữ nên tiêm ngừa thủy đậu hoàn tất trước ít nhất 3 tháng nếu có ý định mang thai. Có nghĩa là chỉ nên có thai sau khi đã tiêm phòng thủy đậu được 3 tháng.
+ Nên hạn chế tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu sau khi vừa tiêm vacxin, vì có thể lúc này vacxin vẫn chưa phát huy hết tác dụng phòng bệnh của nó.
+ Ngoài ra, cần lưu ý là những trường hợp bị dị ứng, phản ứng thái quá hay bị suy giảm hệ miễn dịch… thì không nên tiêm vacxin thủy đậu.
+ Sẽ có một số phản ứng phụ sau khi tiêm thủy đậu như sốt nhẹ, tiêu chảy, mệt mỏi, … những phản ứng này là bình thường. Tuy nhiên, phát ban nghiêm trọng, co giật, viêm màng não, … thì cần báo ngay cho bác sĩ. Vì thế sau khi tiêm chủng nên ở lại bệnh viện để theo dõi ít nhất 30 phút và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24h.