[Hỏi Đáp] Phản Ứng Phụ Sau Khi Tiêm Thủy Đậu Là Gì?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > [Hỏi Đáp] Phản Ứng Phụ Sau Khi Tiêm Thủy Đậu Là Gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Đình Diện | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng 4 1, 2021

Ngày nay, việc tiêm ngừa vacxin thủy đậu diễn ra rất phổ biến. Vậy bạn có biết phản ứng phụ khi tiêm thủy đậu là gì chưa? Cần chăm sóc như thế nào để hạn chế các phản ứng phụ? Xem ngay bài viết này sẽ rõ!

Phản ứng phụ sau khi tiêm thủy đậu

Không có cách phòng ngừa bệnh thủy đậu nào tốt hơn việc tiêm vacxin. Vì thế mọi người dù ở bất kỳ độ tuổi nào cũng nên tiêm thủy đậu, đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai,… Tuy nhiên, vacxin thủy đậu cũng giống như những loại thuốc, vacxin khác sẽ mang đến một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Thông thường, đa phần mọi người đều không có vấn đề gì khi tiêm vacxin thủy đậu. Nếu có xuất hiện tác dụng phụ của vacxin thủy đậu, sẽ xảy ra khi tiêm liều thứ nhất nhiều hơn liều thứ hai. Các phản ứng phụ sau khi tiêm thủy đậu thường gặp phải kể đến như:

  • Xung quanh vị trí tiêm sẽ bị sưng đỏ hoặc bầm tím cùng triệu chứng đau nhức cơ. Những biểu hiện này chỉ xảy ra với tỷ lệ 1 trên 5 trẻ em và 1 trên 4 người trưởng thành.
  • Một số bạn thắc mắc chích ngừa thủy đậu có sốt không? Và câu trả lời là có, nguy cơ xảy ra trong khoảng 2 tuần sau khi chích ngừa vacxin. Kèm với triệu chứng sốt là phát ban nhẹ giống như bạn đang bị thủy đậu, nhưng ít mẩn đỏ hơn.
  • 1 trên 10 trẻ em và 1 trên 20 người lớn sẽ gặp phải phản ứng phụ phát ban.
  • Xuất hiện một vài triệu chứng như đau họng, buồn nôn, ho, đau đầu, chảy nước mũi hay nghẹt mũi.
  • Bạn có nguy cơ bị tiêu chảy hoặc đau dạ dày.
  • Có cảm giác mệt mỏi hoặc bị thiếu ngủ.
phan-ung-phu-sau-khi-tiem-thuy-dau-1
Bạn có thể mệt mỏi, thiếu ngủ sau khi tiêm vacxin thủy đậu

Bên cạnh các phản ứng phụ sau khi tiêm thủy đậu phổ biến vừa kể trên. Bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm khác, nhưng rất hiếm gặp điển hình là nhiễm trùng phổi hoặc gan, phát ban nghiêm trọng, co giật, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng nặng với chủng virus đến từ vacxin.

Ngoài ra, sốc phản vệ (phản ứng dị ứng) cũng là một tác dụng phụ nguy hiểm nhưng cực kỳ hiếm gặp, với tỷ lệ 1 trên 1 triệu. Mặc dù cũng rất hiếm xảy ra nhưng người vừa tiêm vacxin thủy đậu có thể truyền virus Varicella-zoster cho người khác.

Khi gặp phải những phản ứng phụ sau khi tiêm thủy đậu, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất thăm khám, để bác sĩ có cách điều trị nhanh chóng và hiệu quả. Trên đây là một vài tác dụng phụ thường gặp cũng như hiếm gặp khi tiêm vacxin thủy đậu. Mọi người nên tham khảo để có cách xử lý phù hợp nếu chẳng may mắc phải nhé.

Bên cạnh tìm hiểu về phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin, bạn có thể tìm hiểu thêm tiêm phòng thủy đậu khi nào để đảm bảo đi tiêm đúng lịch đủ liều nhằm phóng chống bệnh tốt nhất. Hay nên tiêm vacxin thủy đậu loại nào tốt nhất hiện nay? Và đặc biệt là tiêm phòng thủy đậu rồi có bị nữa không? Những thông tin này sẽ giúp bạn trang bị kiến thức tốt về vacxin thủy đậu để chăm sóc sức khỏe cho mình và người thân tốt nhất vì thế bạn đừng bỏ qua nhé.

Những việc cần làm khi tiêm vacxin thủy đậu để hạn chế phản ứng phụ

phan-ung-phu-sau-khi-tiem-thuy-dau-2
Hãy tiêm phòng tại cơ sở y tế uy tín

Bên cạnh việc nhận biết các phản ứng phụ sau khi tiêm thủy đậu, bạn nên lưu ý thực hiện những điều sau đây để hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe:

Trước khi tiêm vacxin thủy đậu cho bạn hoặc trẻ nhỏ, hãy kê khai thông tin y tế đầy đủ để bác sĩ có góc nhìn tổng quan về tình trạng sức khỏe. Từ đó, chỉ định có nên tiêm vacxin hay không, giúp phòng tránh những phản ứng phụ nguy hiểm.

Cần chọn cơ sở uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam, để chắc chắn rằng vacxin được bảo quản tốt, quá trình tiêm chủng diễn ra thuận lợi, phù hợp với những quy định từ Bộ Y Tế. Nhờ vậy, hạn chế rủi ro và các phản ứng phụ sau khi tiêm thủy đậu. Tìm hiểu chích ngừa thủy đậu bao nhiêu tiền

Đối với trẻ nhỏ, khi đến lịch tiêm chủng nhưng sức khỏe lại không tốt, xuất hiện các triệu chứng nhiễm khuẩn cấp tính, sốt cao, viêm da có mủ,… hoặc vừa khỏi bệnh. Bạn hãy đề nghị với bác sĩ cho hoãn lịch tiêm.

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ sau khi tiêm vacxin thủy đậu xong, hãy ở lại cơ sở y tế khoảng 30 phút để được theo dõi sức khỏe trước khi ra về.

Trong vòng 3 tháng sau khi tiêm chủng, chị em hãy thực hiện các biện pháp tránh thai. Nếu bạn đang cho con bú hãy thận trọng vì có thể xuất hiện virus trong sữa.

Không nên tự ý uống thuốc chưa được chỉ định hoặc bôi đắp bất kỳ thứ gì lên vết tiêm tại nhà, tránh làm các triệu chứng thêm trầm trọng. Hãy luôn giữ vị trí tiêm được sạch sẽ.

Nếu các phản ứng phụ sau khi tiêm thủy đậu ngày một nặng hơn hoặc xuất hiện các biểu hiện nguy hiểm như co giật, cơ thể tím tái, sốt cao,… hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám.

phan-ung-phu-sau-khi-tiem-thuy-dau-da-khoa-phuong-nam
Khi phản ứng phụ trở nặng bạn nên đi thăm khám gấp

Thắc mắc phản ứng phụ sau khi tiêm thủy đậu là gì đã được Phòng khám Đa khoa Phương Nam giải đáp. Nếu còn câu hỏi khác, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ