Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 25, 2022
Mục Lục Bài Viết
VDRL (Venereal Disease Research Laboratory) là hình thức xét nghiệm tìm kháng thể giang mai không đặc hiệu với mục đích sàng lọc nguy cơ mắc bệnh lý này. Nó được xem là biện pháp sàng lọc cộng đồng hiệu quả, giúp xác định sớm bệnh giang mai, phòng tránh lây nhiễm và có thể đề ra phương hướng chữa trị kịp thời.
Khi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai (Treponema Pallidum), cơ thể bệnh nhân sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại độc tố. Xét nghiệm VDRL sẽ giúp phát hiện kháng thể Reagin, IgG/IgM kháng Cardiolipin-Lecithin-Cholesterol. Chúng được xem là những kháng thể không đặc hiệu của bệnh giang mai.
Hiện có rất nhiều loại xét nghiệm được áp dụng để hỗ trợ chẩn đoán bệnh giang mai, bao gồm: Xét nghiệm tìm kháng thể giang mai không đặc hiệu VDRL, RPR; soi tìm xoắn khuẩn trên kính hiển vi nền đen; xét nghiệm tìm kháng thể giang mai đặc hiệu TPHA (TPPA); FTA-abs; Syphilis test nhanh; Syphilis TP (CMIA). Mỗi hình thức xét nghiệm sẽ có ưu nhược điểm riêng, được bác sĩ sử dụng tùy vào mục đích và theo từng trường hợp cụ thể. Trong đó, xét nghiệm VDRL có các ưu nhược điểm dưới đây:
Ưu điểm
Nhược điểm
Những phương pháp xét nghiệm giang mai đặc hiệu như Syphilis TP, Syphilis test nhanh, TPHA (TPPA) sẽ có độ nhạy, đặc hiệu cao, tỷ lệ dương tính giả thấp. Đồng thời các kỹ thuật này có thể giúp chẩn đoán bệnh giang mai chính xác ở bất kỳ giai đoạn nào. Tuy nhiên giá thành khi thực hiện cũng khá cao.
Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm VDRL khi xuất hiện một trong các triệu chứng sau:
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm VDRL ngay cả khi người bệnh không gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Ví dụ như đối với thai phụ, hình thức xét nghiệm này nằm trong quy trình theo dõi và chăm sóc sức khỏe thường xuyên.
Bệnh nhân có thể được bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm VDRL khi đang trong quá trình chữa trị một số bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục như HIV, lậu, sùi mào gà,… Trong trường hợp bệnh nhân từng điều trị giang mai thì cần theo dõi thử nghiệm nhằm mục đích đánh giá tính hiệu quả cũng như đảm bảo hiện tượng nhiễm trùng đã được chữa khỏi.
Quy trình lấy mẫu xét nghiệm VDRL diễn ra nhanh chóng và khá đơn giản. Máu tĩnh mạch là mẫu bệnh phẩm thường được sử dụng. Sau khi sát trùng vị trí lấy máu bằng cồn y tế, điều dưỡng sẽ dùng kiêm tiêm rút một lượng máu vừa đủ từ nếp gấp khuỷu tay hoặc mu bàn tay của bệnh nhân. Để đánh giá và phân tích chính xác, mẫu máu này sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm.
Trước khi lấy mẫu, bệnh nhân không cần nhịn ăn hay dừng sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Nếu có ngoại lệ, bác sĩ sẽ thông báo. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần báo cáo với bác sĩ về những loại thuốc hay thực phẩm chức năng trước khi tiến hành lấy mẫu để đảm bảo nhận được kết quả chính xác nhất.
Nếu kết quả âm tính nghĩa là không có kháng thể giang mai trong mẫu máu của bệnh nhân. Tuy nhiên, xét nghiệm có thể cho ra kết quả âm tính giả trong giai đoạn đầu hoặc cuối của bệnh. Khi đó để đưa ra chẩn đoán cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân thực hiện thêm các xét nghiệm máu.
Ngược lại, kết quả xét nghiệm dương tính đồng nghĩa với việc bệnh nhân có khả năng đã mắc bệnh giang mai. Bệnh nhân cần thực hiện thêm các xét nghiệm phát hiện kháng thể đặc hiệu như Syphilis CMIA, TPHA (hoặc TPHA),… để chẩn đoán giang mai cụ thể và chính xác. Bên cạnh đó, để khẳng định chính xác bệnh nhân có nhiễm giang mai hay không, bác sĩ cũng dựa vào các thông tin về lâm sàng, yếu tố nguy cơ.
Mức độ chính xác của kết quả xét nghiệm VDRL còn phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Xét nghiệm có độ nhạy gần 100% ở giai đoạn giữa. Tại giai đoạn đầu và cuối của bệnh, độ nhạy sẽ thấp hơn. Xét nghiệm có thể bị dương tính giả trong một số trường hợp dưới đây:
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm giang mai. Tại Đà Lạt, bạn có thể đến Phòng khám Đa khoa Phương Nam, đáp ứng được những tiêu chí dưới đây: