Bất Ngờ Khi Biết Chích Ngừa Viêm Gan B Rồi Có Bị Lây Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Bất Ngờ Khi Biết Chích Ngừa Viêm Gan B Rồi Có Bị Lây Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Đình Diện | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 31, 2021

Chích ngừa viêm gan B rồi có bị lây không? Các đường lây nhiễm viêm gan B là gì, cách phòng tránh ra sao? Phòng khám Đa khoa Phương Nam sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết này, cùng xem ngay nhé!

Tìm hiểu các đường lây nhiễm viêm gan B

Bệnh viêm gan B có 3 đường lây nhiễm chính là máu, từ mẹ sang con và tình dục. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé.

Đường máu

Trong máu người bị viêm gan B có lượng HBV rất cao. Do đó nếu chẳng may để vết thương, niêm mạc trầy xước tiếp xúc với máu người bệnh, bạn sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm. Việc tái sử dụng kim tiêm trong quá trình chăm sóc sức khỏe hoặc tiêm chích ma túy sẽ làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm viêm gan B.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bị viêm gan B khi tiếp xúc với máu trong môi trường y tế, phẫu thuật, nha khoa, xăm hoặc thông qua các vật dùng cá nhân như dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay,…

Vì thế cần tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh sau sinh 24h. Vì có thể trong giai đoạn này bé sẽ tiếp xúc với máu và chất dịch cơ thể của người bị nhiễm viêm gan B, đặc biệt có đến 30% – 40%trường hợp nhiễm trùng phát triển ở những người không có bất kỳ yếu tố nguy cơ lây nhiễm nào.

Đường từ mẹ sang con

Đây là đường lây viêm gan B phổ biến nhất và không nhiễm qua nhau thai, chủ yếu xảy ra trong thời kỳ chu sinh hoặc những tháng đầu sau sinh. Nồng độ virus viêm gan B và tình trạng HBeAg của mẹ trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ quyết định mức độ lây nhiễm.

Bên cạnh đó, nồng độ HBV và HBeAg (+) tỷ lệ thuận với khả năng lây nhiễm cho con. Nên nếu mẹ có HBeAg (+), khả năng lây nhiễm cho trẻ là cực cao đến 95% nếu không được điều trị dự phòng kịp thời. Trong khi đó, tỷ lệ lây nhiễm cho trẻ là 32% khi mẹ có HBeAg (-). Lưu ý thêm, virus viêm gan B trong sữa mẹ có nồng độ rất thấp. Nên nếu bé bị lây nhiễm, có thể vì bé cắn vào vú mẹ gây trầy xước.

Vì thế phụ nữ trước khi mang thai hoặc người có người thân dương tính với HBsAg thuộc nhóm đối tượng cần tiêm vacxin, bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn tại tiêm vacxin viêm gan B cho người lớn trong phần chia sẻ trước của Phương Nam.

chich-ngua-viem-gan-b-roi-co-bi-lay-khong-1
Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con

Đường tình dục

Hành vi quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan B sẽ khiến bạn có nguy cơ bị lây nhiễm. Virus trong dịch tiết của người bệnh thâm nhập vào cơ thể bạn thông qua các vết xước, sau đó di chuyển vào máu gây lây nhiễm. Cánh mày râu chưa được tiêm chủng thường quan hệ tình dục đồng giới, tiếp xúc với gái mại dâm hoặc nhiều bạn tình sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm cao.

Chích ngừa viêm gan B rồi có bị lây không?

Để giải đáp thắc mắc chích ngừa viêm gan B rồi có bị lây không, chúng ta nên hiểu rõ hơn về vacxin HBV.

Vacxin viêm gan B được sử dụng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới từ năm 1982 đến nay. Hiện tại, Việt Nam đã đưa vacxin viêm gan B vào Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Vì thế, tất cả trẻ em đều được tiêm ngừa. Trong 24 tiếng đầu sau sinh, trẻ sẽ tiêm vacxin viêm gan B. Sau đó, tiêm các mũi còn lại thông qua vacxin 5 trong 1 khi được 2, 3, 4 tháng tuổi. Bên cạnh đó, khi bé 18 đến dưới 24 tháng tuổi có thể tiêm nhắc lại lần 1 thông qua vacxin 6 trong 1 (hỗ trợ ngừa các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hib).

Chỉ những người chưa từng nhiễm virus HBV thì vacxin mới mang đến tác dụng. Thông qua vacxin, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể chống lại mầm bệnh. Hiệu quả của vacxin viêm gan có thể lên đến 95%, nếu trẻ em và người lớn tuân thủ đúng lịch tiêm. Trong trường hợp bạn đã cao tuổi, hiệu quả phòng bệnh là 90%. Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. công dụng có thể kéo dài từ 15 – 20 năm. Người mắc bệnh lý phải truyền máu thường xuyên, chạy thận nhân tạo kháng thể sẽ giảm nhanh.

Nồng độ kháng thể HBsAg (anti HBs hay HBsAb) trong máu sẽ quyết định khả năng bảo vệ của vacxin. Nồng độ càng cao thì hiệu quả phòng bệnh càng tốt. Nếu nồng độ anti HBs > 10 mIU/ml thì có khả năng bảo vệ. Nồng độ anti HBs < 10 mIU/ml vẫn chưa mang đến công dụng. Trong trường hợp nồng độ anti HBs > 100 mlU/ml, vacxin có hiệu quả miễn dịch rất cao. Ở ngưỡng nồng độ = 1000 mlU/ml, kháng thể sẽ chống lại virus HBV bền vững. Tuy nhiên, công dụng của vacxin viêm gan B sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, mọi người nên xét nghiệm nồng độ HBsAb định kỳ để tiêm nhắc lại nếu cần nhé.

Mặc dù việc tiêm vắc xin viêm gan B cho người chưa từng mắc bệnh sẽ mang đến hiệu quả cao, tuy nhiên không phải là tuyệt đối. Trên thực tế theo các số liệu thống kê, có khoảng 2,5 – 5% người đã tiêm vắc xin viêm gan B vẫn bị lây bệnh, với lý do cụ thể như sau:

Quan hệ tình dục với người nhiễm viêm gan B một cách không an toàn. Nếu người đó ở trong giai đoạn virus nhân lên mạnh, nồng độ cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn.

Dù đã tiêm vacxin nhưng nồng độ kháng thể thấp, không đạt yêu cầu (HBsAb < 10mIU/ml).

Khi tiêm vắc xin, người bệnh đã không tuân thủ đúng theo phác đồ được khuyến cáo như tiêm chưa đúng lịch, thiếu mũi hoặc không tiêm mũi nhắc lại.

Người lớn tuổi hoặc bị suy giảm miễn dịch sẽ đáp ứng kém với vắc xin.

Cơ sở tiêm chủng đã không thực hiện đúng quy trình của Bộ Y Tế đề ra, điển hình như khám sàng lọc, theo dõi sức khỏe sau khi tiêm,…

Vắc xin không đảm bảo chất lượng, do bảo quản chưa tốt hoặc quá hạn sử dụng. Thông thường, tiêu chuẩn để bảo quản vắc xin là 2 – 8 độ C và không được đông băng.

Người bệnh có khả năng đáp ứng miễn dịch kém. Hoặc đã nhiễm virus từ trước đang trong giai đoạn ủ bệnh, do đó vacxin không đủ thời gian để phát huy công dụng.

chich-ngua-viem-gan-b-roi-co-bi-lay-khong-3
Vắc xin HBV cần được bảo quản tốt

Thắc mắc chích ngừa viêm gan B rồi có bị lây không đã được giải đáp. Bạn hãy tiếp tục xem bài viết để nhận thêm thông tin hữu ích nhé!

Cách phòng tránh lây nhiễm viêm gan B

Bên cạnh việc tìm hiểu chích ngừa viêm gan B rồi có bị lây không? Quá trình phòng tránh bệnh kỹ lưỡng cũng sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe thật tốt.

Hiện nay, không có cách phòng tránh lây nhiễm viêm gan B nào hiệu quả hơn việc tiêm vắc xin. Vì thế, tổ chức WHO khuyến cáo tất cả mọi người đều phải được tiêm vắc xin đầy đủ từ khi còn nhỏ. Nếu bạn đã trưởng thành nhưng chưa được tiêm chủng, hãy thực hiện càng sớm càng tốt. Vì nếu bệnh viêm gan B chuyển sang giai đoạn mãn tính sẽ rất khó điều trị, chỉ có thể dùng thuốc để kiểm soát tạm thời. Ngoài ra, bạn nên áp dụng một số cách sau để phòng tránh bị lây nhiễm viêm gan B:

Có hành vi quan hệ tình dục an toàn, chung thủy một vợ một chồng và sử dụng bao cao su.

Cả hai vợ chồng đều phải đi kiểm tra sức khỏe xem có bị viêm gan B hay không, trước khi muốn sinh em bé.

Đối với thai phụ, bạn cần thăm khám định kỳ cũng như rà soát bệnh viêm gan B kỹ lưỡng.

Nếu có vết thương hở, hãy giữ vệ sinh và băng kín cẩn thận.

Nhất định không được dùng bơm kim tiêm chung với bất kỳ ai. Nếu cần dùng, hãy sử dụng bơm kim tiêm mới và đã được tiệt trùng.

Khi không có dụng cụ bảo hộ, tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, chất dịch, vết thương hở của người khác.

Hãy chọn nơi uy tín để thực hiện châm cứu, phun thêu thẩm mỹ, xăm mình, làm răng,…

Để phòng tránh bị lây nhiễm viêm gan B, bạn tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với người khác như bàn chải, dao cạo râu, kềm bấm móng,…

Thường xuyên khám sức khỏe để rà soát bệnh viêm gan B tại cơ sở y tế uy tín như Phòng khám Đa khoa Phương Nam.

chich-ngua-viem-gan-b-roi-co-bi-lay-khong-da-khoa-phuong-nam
Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ

Thắc mắc chích ngừa viêm gan B rồi có bị lây không đã được giải đáp. Nếu còn câu hỏi khác, hãy liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ