[Giải Đáp] Bị Viêm Gan B Có Tiêm Phòng Được Không?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > [Giải Đáp] Bị Viêm Gan B Có Tiêm Phòng Được Không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Đình Diện | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 1, 2021

Viêm gan B là căn bệnh nguy hiểm gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, do đó việc tiêm ngừa là điều cần thiết. Vậy nếu bị viêm gan B có tiêm phòng được không? Cách phòng tránh bệnh như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu cơ chế gây bệnh viêm gan B

Trước khi giải đáp thắc mắc bị viêm gan B có tiêm phòng được không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cơ chế gây bệnh của virus viêm gan B.

Virus viêm gan B có khả năng sống sót trong điều kiện tự nhiên đến 1 tháng, đồng thời mức độ lây nhiễm cũng cao. Để di chuyển đến gan, virus đã vượt qua bức tường ngăn chặn của cơ thể. Virus HBV tái bản trong tế bào gan nhờ cấu trúc đặc biệt, cho phép chúng xâm nhập dễ dàng.

Trình tự để virus viêm gan B di chuyển vào cơ thể gồm có tấn công, xâm nhập, tổng hợp gen, lắp ráp và giải phóng. Cụ thể như sau:

+ Đầu tiên, virus viêm gan B cần vượt qua lớp bảo vệ của hệ thống miễn dịch. Sau đó, virus phải đối mặt với phản ứng chống lại từ cơ thể, bằng cách tạo ra các kháng nguyên bề mặt không có Genome để đánh lừa hệ miễn dịch, tiếp tục lẫn trốn thành công.

+ Phải mất một khoảng thời gian sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, mới làm tế bào gan bị ảnh hưởng cũng như gây ra bệnh viêm gan B. Sự đáp ứng miễn dịch sẽ quyết định thời gian bị virus làm tổn thương dài hay ngắn. Lúc này việc tiêm phòng vacxin không mang đến tác dụng dù gan chưa bị tổn thương nhiều.

bi-viem-gan-b-co-tiem-phong-duoc-khong-1
Virus HBV sẽ làm gan bị tổn thương

Một số trường hợp người nhiễm virus không phát bệnh nhờ khả năng đáp ứng bảo vệ diễn ra ổn định và lâu dài. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có thể lây nhiễm cho người khác. Nếu bị các tác nhân kích hoạt hoặc nồng độ kháng thể giảm, virus có khả năng tái hoạt động và gây hại cho cơ thể.

Khi không được điều trị kịp thời, virus HBV sẽ gây ra bệnh viêm gan B mãn tính. Từ đó, khiến gan bị suy giảm chức năng, tổn thương nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến xơ gan và ung thư gan. Trên đây là cơ chế gây bệnh viêm gan B, mong rằng đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

Hiệu quả khi sử dụng vacxin phòng viêm gan B

Ngày nay, vacxin viêm gan B được tin tưởng sử dụng rất nhiều, thế nhưng hiệu quả của việc chích ngừa viêm gan siêu vi B mang lại là gì?

Nếu tiêm phòng đầy đủ các mũi vacxin viêm gan B theo đúng phác đồ, đa phần chúng ta sẽ được miễn dịch cả đời, với tỷ lệ phòng bệnh rất cao lên đến 95%. Sau 5 – 10 năm nồng độ kháng thể sẽ giảm bớt, bạn nên tiêm nhắc lại để tối ưu khả năng bảo vệ của vacxin.

Trẻ em và người lớn khi tiêm vacxin viêm gan B sẽ sở hữu kháng thể Anti HBs. Nồng độ Anti HBs trong máu đạt từ 10IU/L trở lên sẽ giúp cơ thể chống lại virus viêm gan B. Và nếu nồng độ kháng thể trên 100IU/L là mức thật sự an toàn, hạn chế khả năng bị lây bệnh một cách tối ưu.

Vậy đối tượng chỉ định và chống chỉ định tiêm viêm gan B là ai? Bị viêm gan B có tiêm phòng được không? Chúng ta hãy tiếp tục cùng nhau tìm hiểu nhé!

bi-viem-gan-b-co-tiem-phong-duoc-khong-2
Vacxin viêm gan B mang đến hiệu quả tốt

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định để tiêm phòng viêm gan B

Để vacxin phát huy tác dụng và hạn chế gây ra những phản ứng phụ nguy hiểm. Bác sĩ sẽ có chỉ định riêng cho các đối tượng được tiêm hoặc không nên tiêm phòng viêm gan B, cụ thể như sau:

Đối tượng chỉ định

Người khỏe mạnh nhưng có nguy cơ cao

  • Bác sĩ, nha sĩ, y tế, phẫu thuật viên, hộ lý.
  • Người làm việc trong ngành y tế thường tiếp xúc với máu, dịch phẩm.
  • Người làm việc trong phòng thí nghiệm.
  • Cư dân hoặc nhân viên trong các trại cứu tế, trại dưỡng lão,…
  • Người đến từ vùng dịch.
  • Người có nguy cơ cao trong quá trình quan hệ tình dục.
  • Quân nhân, cảnh sát, nhân viên cứu hỏa,… và tất cả những người có khả năng bị lây nhiễm trong môi trường làm việc.
  • Có người thân bị viêm gan B. Đặc biệt là trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm virus HBV.

Bệnh nhân

  • Người bệnh phải thường xuyên truyền máu hay các sản phẩm khác từ máu.
  • Bệnh nhân có hệ miễn dịch bị suy giảm.
  • Người bệnh phải chạy thận nhân tạo.
  • Bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật ghép tạng.

Đối tượng chống chỉ định

  • Người có cơ địa mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vacxin viêm gan B. Nhất là khi có phản ứng mẫn cảm với mũi tiêm trước đó.
  • Người mắc phải một số bệnh bẩm sinh như thận, tim, gan, đái tháo đường, suy dinh dưỡng,…
bi-viem-gan-b-co-tiem-phong-duoc-khong-3
Bác sĩ sẽ chỉ định bạn nên tiêm vacxin hay không

Trên đây là những đối tượng được chỉ định và chống chỉ định với vacxin viêm gan B. Để tìm được câu trả lời cho thắc mắc bị viêm gan B có tiêm phòng được không, chúng ta hãy tiếp tục xem bài viết nhé.

Bác sĩ giải đáp bị viêm gan B có tiêm phòng được không?

Vậy theo các bác sĩ chuyên khoa, trường hợp đã bị viêm gan B có tiêm phòng được không? Lý do vì sao? Trước khi tiến hành tiêm vacxin viêm gan B, bạn cần được xét nghiệm để kiểm tra nồng độ kháng thể (Anti HBs) và kháng nguyên (HBsAg) trong cơ thể.

Nếu HBsAg âm tính, Anti HBs dương tính, bạn không cần tiêm vacxin viêm gan B. Vì có thể trước đó bạn đã tiêm phòng rồi hoặc trị khỏi sau khi bị lây nhiễm nên tạo ra kháng thể. Trong trường hợp HBsAg âm tính, Anti HBs âm tính, bạn sẽ được chỉ định tiêm vacxin viêm gan B để phòng bệnh. Và một khi bạn đã bị viêm gan B, nồng độ Anti HBs âm tính, HBsAg dương tính, sẽ không cần tiêm chủng. Do vacxin hoàn toàn không thể phát huy tác dụng được nữa.

Vậy khi bị viêm gan B phải làm sao, có thể được trị dứt điểm không? Điều này sẽ phụ thuộc vào tình hình bệnh của bạn đang ở dạng cấp tính hay mạn tính, cụ thể như sau:

+ Trường hợp viêm gan B cấp tính: 95% bệnh nhân bị viêm gan B cấp tính sẽ hồi phục sau quá trình tự phát. Do đó bạn không cần phải điều trị theo bất kỳ phác đồ nào, chỉ việc nghỉ ngơi và thực hiện các phương pháp hỗ trợ do bác sĩ chỉ định là được.

+ Trường hợp viêm gan B mạn tính: Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm gan B mạn tính. Bạn chỉ có thể áp dụng các phương pháp giúp làm chậm diễn biến bệnh mà thôi.

bi-viem-gan-b-co-tiem-phong-duoc-khong-4
Chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh viêm gan B mạn tính

Chắc hẳn khi xem đến đây, bạn đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc bị viêm gan B có tiêm phòng được không. Hãy tiếp tục tìm hiểu cách phòng tránh viêm gan B hiểu quả nhé!

Cách phòng tránh viêm gan B

Để phòng tránh viêm gan B, bạn hãy áp dụng một số cách được liệt kê bên dưới:

  • Nên có đời sống tình dục lành mạnh, thủy chung, an toàn để tránh bị lây nhiễm viêm gan B.
  • Thường xuyên đi thăm khám sức khỏe để rà soát bệnh.
  • Nếu muốn sinh em bé, cả hai vợ chồng cần đi xét nghiệm để kiểm tra xem có bị viêm gan B không.
  • Bảo vệ vết thương hở bằng cách băng kín cẩn thận.
  • Tuyệt đối tránh dùng bơm kim tiêm với người khác. Nếu có nhu cầu, hãy dùng sản phẩm mới được tiệt trùng kỹ lưỡng.
  • Hạn chế tiếp xúc với máu, vết thương hở, chất dịch của người khác khi không có dụng cụ bảo hộ.
  • Chọn nơi uy tín, an toàn khi xăm mình, phun thuê thẩm mỹ, châm cứu, làm răng,…
  • Hãy sử dụng bàn chải, kềm bấm móng,… của riêng mình. Không được dùng chung với người khác.
  • Phụ nữ mang thai nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ.
bi-viem-gan-b-co-tiem-phong-duoc-khong-da-khoa-phuong-nam
Thai phụ nên khám sức khỏe định kỳ

Phòng khám Đa khoa Phương Nam đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị viêm gan B có tiêm phòng được không? Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 633 698 nếu cần tư vấn thêm nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người