Tham vấn y khoa: Bác sĩ Ngô Thị Vinh | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 21, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc siêu âm màu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những phương pháp siêu âm hiện nay, thông qua các ưu và nhược điểm nhé.
Phương pháp siêu âm | Ưu điểm | Nhược điểm |
Siêu âm 2D |
|
|
Siêu âm 3D | Siêu âm thai nhi được 3 chiều, cho ra hình ảnh màu đúng với kích thước thật của thai nhi. | Kết quả về độ chính xác của tuổi thai không bằng siêu âm 2D. |
Siêu âm 4D |
|
Quá trình lưu file lâu, nên thời gian thực hiện chậm hơn khi siêu âm 2D, 3D. |
Siêu âm Doppler màu | Mang đến những thông tin chi tiết hơn về sức khỏe của bé như khả năng hấp thụ Oxy, đánh giá dòng chảy của máu,… | Thời gian siêu âm lâu và chi phí thực hiện cũng cao hơn. |
Siêu âm đầu dò |
|
Có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu trong quá trình thực hiện. |
Trên đây các phương pháp siêu âm thai nhi phổ biến. Tùy vào nhu cầu của mình, bạn có thể chọn kỹ thuật phù hợp nhất với bản thân. Vậy siêu âm màu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong bất kỳ thời gian nào của thai kỳ bạn cũng có thể siêu âm thai màu, tốt nhất là nên tuân thủ theo lịch hẹn từ bác sĩ. Thế nhưng, nhiều thai phụ có quan niệm siêu âm màu là kỹ thuật tốt nhất để quan sát con hay mang tâm lý nôn nóng muốn nhìn thấy bé, mà đã quá lạm dụng phương pháp này. Trên lý thuyết, siêu âm màu không gây đau đớn hay ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn chưa tìm ra bằng chứng nghiên cứu nào khẳng định liệu em bé có cảm thấy khó chịu khi mẹ siêu âm màu liên tục hay không.
Ở giai đoạn 2 tháng đầu của thai kỳ, mẹ tạm thời chưa cần thực hiện siêu âm màu vì lúc này em bé đang trong quá trình hình thành. Siêu âm màu sẽ kiểm tra được các dị tật về hình thái của thai nhi như dị tật môi, hở hàm ếch,… ở tuần thứ 22 – 23. Tuy siêu âm màu không có khả năng phát hiện toàn bộ các dị tật, nhưng vẫn hỗ trợ cho bác sĩ chuẩn đoán hầu hết các bất thường đang diễn ra.
Sức khỏe thai kỳ sẽ được kiểm tra tổng quát để chuẩn bị lâm bồn, thông qua lần siêu âm màu vào tuần 31 – 32. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên siêu âm màu theo lịch trình của bác sĩ hướng dẫn. Thắc mắc siêu âm màu có ảnh hưởng đến thai nhi không vừa được giải đáp xong. Mong rằng đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích. Vậy khi nào cần siêu âm màu?
Sau khi tìm hiểu siêu âm màu có ảnh hưởng đến thai nhi không, bạn cần biết được thời điểm phù hợp để áp dụng kỹ thuật này. Tuy rằng hầu hết những lần kiểm tra trong thai kỳ đều dùng phương pháp siêu âm 2D, nhưng kỹ thuật này vốn vẫn tồn tại hạn chế, vì hình ảnh thu được chỉ gồm các mảng màu sáng tối.
Do đó, để khắc phục khuyết điểm kể trên, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm màu, nhằm hỗ trợ quá trình chẩn đoán trở nên chính xác hơn, cụ thể trong các trường hợp sau:
Bạn thấy đấy, đừng quá bận tâm siêu âm màu có ảnh hưởng đến thai nhi không nữa. Bởi vì siêu âm màu đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc kiểm tra sức khỏe của bé và mẹ. Thông thường, ở 6 tháng đầu thai kỳ, mẹ cần thực hiện siêu âm định kỳ khoảng 1 lần/tháng.
Tùy theo thể trạng của thai nhi và mẹ, số lần thực hiện siêu âm có thể tăng trong 3 tháng cuối. Những dị tật ở thai nhi chỉ được phát hiện tại một số thời điểm nhất định. Việc xác định sẽ không còn chính xác hoặc quá muộn nếu bỏ lỡ. Bạn hãy tham khảo các mốc thời gian siêu âm màu dưới đây nhé:
Trong giai đoạn từ tuần 11 đến tuần 16 của thai kỳ nên thực hiện lần siêu âm màu đầu tiên. Thông qua lần siêu âm này giúp bác sĩ xác định chính xác liệu người mẹ có thật sự mang thai không. Đồng thời, kiểm tra xem thai nằm ở vị trí nào, trong hay ngoài tử cung, dự đoán ngày dự sinh (sai số dao động khoảng ± 7 ngày), quan sát số lượng thai nhi làm tổ, đo độ mờ da gáy để phát hiện hội chứng Down và một số dị tật bẩm sinh khác, điển hình như thoát vị rốn, vô sọ, bất thường nhiễm sắc thể,…
Ở giai đoạn từ tuần 17 – 19 của thai kỳ nên tiến hành siêu âm màu lần 2.
Từ tuần 20 – 23 của thai kỳ nên thực hiện siêu âm màu lần 3. Trong giai đoạn này, siêu âm màu giúp phát hiện những bất thường của thai nhi như tật hở hàm ếch, sứt môi, dị tật nội tạng, vấn đề ở nhau thai và nước ối,…
Từ tuần 31 – 34 cần tiến hành siêu âm màu lần 4, nhằm hỗ trợ bác sĩ phát hiện những vấn đề về não, mạch máu và tim mạch của thai nhi. Ngoài ra, qua lần siêu âm màu này giúp quan sát vị trí ngôi thai, theo dõi cân nặng, nước ối,… từ đó có thể chuẩn bị lên kế hoạch cho thời điểm lâm bồn.
Tìm ra đáp án cho thắc mắc siêu âm màu có ảnh hưởng đến thai nhi không vẫn chưa đủ. Mẹ bầu cần lưu ý lịch siêu âm cơ bản như sau:
Thời gian | Mục đích chủ yếu |
Tuần thứ 5 – 6 |
|
Tuần thứ 8 | Xác định tim thai và các vấn đề phát triển của phôi thai. |
Tuần thứ 11 – 13 |
|
Tuần thứ 16 – 20 |
|
Tuần thứ 24 – 28 | Kiểm tra tình trạng nhau thai, cân nặng, nước ối, các bất thường về tim và hình thái của con. |
Tuần thứ 32 – 36 |
|
Tuần 36 – 40 | Kiểm tra ngôi thai và sự tăng trưởng của con. |
Trên đây là lịch siêu âm mẹ bầu cần nắm để hỗ trợ thai kỳ thêm thuận lợi và diễn ra tốt đẹp.