Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 17, 2022
Mục Lục Bài Viết
Trước khi giải đáp thắc mắc tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý này trước nhé!
Uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium Tetani gây ra. Dù vi khuẩn này không lây từ người sang người nhưng nó lại cực kỳ nguy hiểm. Nguyên nhân là vì bào tử của vi khuẩn uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi, bao gồm bụi, đất và phân. Bào tử sẽ phát triển thành vi khuẩn khi chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết đứt, bỏng, xước, vết thương gây ra bởi vật bị ô nhiễm hoặc bất kỳ đồ dùng nào trên da hay niêm mạc.
Vi khuẩn uốn ván sẽ tạo ra một chất độc khi xâm nhập vào cơ thể. Nó gây ra các cơn co giật, co thắt cơ đau đớn và nghiêm trọng. Uốn ván thường khiến cơ hàm và cổ cứng lại, khiến bệnh nhân khó thở, khó nuốt hoặc mở miệng. Bệnh có thể dẫn đến tử vong ở cả trẻ em và người lớn. Vậy vì sao phụ nữ có thai nên tiêm uốn ván? Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?
Thai phụ khi chuyển dạ và sinh con có nguy cơ cao bị uốn ván. Nguyên nhân là vì trực khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập vào trong cơ thể thông qua các vết thương hở hay đường sinh dục,… Với trẻ sơ sinh, bào tử vi khuẩn có thể tấn công vào vết cắt dây rốn nếu điều kiện vệ sinh không được đảm bảo. Bên cạnh đó, trẻ cũng có nguy cơ nhiễm bệnh uốn ván từ mẹ.
Nhiễm trùng uốn ván có thể khiến cả thai nhi và mẹ bầu tử vong. Do đó, chủng ngừa vaccine là cách tốt nhất để phòng chống bệnh uốn ván cho sản phụ và trẻ sơ sinh. Vaccine uốn ván sẽ giúp bảo vệ cơ thể mẹ bầu. Ngoài ra, kháng thể được tạo ra bên trong cơ thể mẹ bầu còn truyền sang cho thai nhi. Những kháng thể này sẽ bảo vệ bé cho đến lúc có thể tiêm ngừa uốn ván (2 tháng tuổi).
Chủng ngừa uốn ván có thể gây ra một số phản ứng phụ như sốt nhẹ, nổi ban đỏ, mệt mỏi, nhức cơ, sưng đau tại vị trí tiêm,… Các triệu chứng này hoàn toàn bình thường, không tác động đến sức khỏe và thường sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tìm hiểu những đối tượng chống chỉ định tiêm phòng uốn ván
Thời điểm chủng ngừa uốn ván và số mũi được tiêm sẽ phụ thuộc vào những yếu tố dưới đây:
Theo WHO, tất cả mọi người đang trong độ tuổi sinh sản (15 – 35 tuổi) nên tiến hành tiêm chủng vaccine uốn ván. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và mẹ bầu cần lưu ý tiêm ngừa uốn ván theo các mốc dưới đây:
Thai phụ cần nắm rõ lịch chủng ngừa uốn ván để biết bản thân có đang bị muộn hoặc tiêm sót mũi nào hay không. Từ đó, góp phần giúp bạn trả lời được câu hỏi tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không? Đặc biệt, phái nữ cần lưu ý thêm một số trường hợp dưới đây:
Nếu chưa từng chủng ngừa vaccine uốn ván hoặc không nhớ bản thân đã tiêm phòng hay chưa, phụ nữ lần đầu mang thai cần tiêm ngừa tối thiểu 2 liều trước lúc sinh, bao gồm:
Nếu phụ nữ từng sinh con đã chủng ngừa uốn ván và trong vòng 5 năm chưa tiêm vaccine thì nên tiêm nhắc lại 1 mũi khi thai nhi được 24 tuần tuổi. Trong trường hợp lần chủng ngừa gần nhất trên 5 năm thì mẹ bầu nên tiêm đủ 2 mũi như lần đầu mang thai. Ngoài ra, với cả 2 trường hợp sau khi sinh, chị em nên tiêm chủng tiếp tục theo lịch cho đến lúc chủng ngừa đủ 5 liều cần thiết. Vậy tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không?
Tiêm uốn ván mũi 2 muộn có sao không? Các chuyên gia cho rằng mẹ bầu đừng quá lo lắng. Có nhiều trường hợp “mẹ tròn con vuông” dù thai phụ quên tiêm mũi 2. Mẹ bầu cần lưu ý tránh tiêm bù mũi vaccine uốn ván khi đã gần tới ngày sinh. Nguyên nhân là do em bé trong bụng có thể bị ảnh hưởng từ các thành phần của vaccine. Đồng thời, vaccine tiêm muộn cũng không có đủ thời gian để phát huy hiệu quả bảo vệ mẹ và thai nhi trong quá trình chuyển dạ, sinh nở.
Điều quan trọng là mẹ bầu cần thông báo cho bác sĩ để được chỉ định làm xét nghiệm kháng thể. Qua đó, bạn có thể biết bản thân đã sở hữu những kháng thể nào. Lúc này bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.