Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 8, 2023
Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này bạn nhé!
Mục Lục Bài Viết
Siêu âm đầu dò là hình thức siêu âm vùng chậu. Bác sĩ chuyên khoa áp dụng phương pháp này nhằm mục đích thăm khám, phát hiện, chẩn đoán các căn bệnh tại âm đạo, cổ tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung của phụ nữ. Bác sĩ sẽ đưa đầu dò siêu âm chuyên dụng vào ống âm đạo. Lúc này, sóng âm tần cao sẽ tiếp xúc qua ngõ âm đạo giúp hiển thị được hình ảnh chuyên sâu, mang đến độ chính xác cao.
Dùng đầu dò để siêu âm thai trong giai đoạn đầu sẽ giúp bác sĩ xác định được vị trí thai, đồng thời nhận ra trường hợp mang thai ngoài tử cung. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa biến chứng nếu bị vỡ thai ngoài tử cung, cụ thể gồm vỡ ống dẫn trứng, nhiễm trùng ổ bụng,…
Khi thai được 2, 3 tuần thì vẫn đang trong bước đầu làm tổ. Dù phôi hiện đã hình thành nhưng sẽ mất nhiều thời gian để túi phôi tiến vào tử cung để làm tổ. Do đó, nếu bạn muốn thực hiện đầu dò ở tuần thứ 2, 3 của thai kỳ thì vẫn nên đợi thêm 1 – 2 tuần nữa. Vì lúc này vẫn còn quá sớm, kết quả siêu âm chưa thật sự chính xác, thậm chí có thể ảnh hưởng không tốt đến phôi thai.
Theo các bác sĩ, xét nghiệm máu chính là phương pháp tốt nhất để xác định chị em có mang thai hay không trong giai đoạn đầu. Cách này cũng cho ra kết quả chính xác nhất. Khi thai được 8, 9 tuần có thể áp dụng cả hai kỹ thuật là siêu âm bụng và đầu dò. Ở tuần thai thứ 6 – 9, siêu âm đầu dò có thể giúp đánh giá tim thai. Qua đó hỗ trợ bác sĩ nhận biết được tình trạng của thai nhi, phát hiện bất thường ở tim thai từ sớm.
Siêu âm đầu dò thường được áp dụng cho phụ nữ mới mang thai. Thế nhưng cũng có trường hợp nhau thai bám sau, thai lớn, đầu thai quay xuống dưới che khuất sóng âm. Điều này khiến bác sĩ nghi ngờ tình trạng nhau tiền đạo. Khi đó để xem xét vị trí bánh nhau bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò. Vậy siêu âm đầu dò có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Theo bác sĩ sản khoa, trong lúc siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị cẩn thận quanh âm đạo của mẹ bầu sao cho không tác động vào cổ tử cung. Do đó sẽ không khiến cổ tử cung và tử cung bị tổn thương. Vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm rằng hình thức siêu âm đầu dò sẽ không tác động đến cổ tử cung và tử cung. Đồng thời thai nhi cũng được bảo vệ.
Mẹ bầu trước khi siêu âm đầu dò nên đi tiểu để bàng quang rỗng, không làm cản trở thiết bị. Bạn cũng nên mặc trang phục thoải mái, rộng rãi để việc siêu âm diễn ra dễ dàng, thuận lợi. Thắc mắc siêu âm đầu dò có ảnh hưởng đến thai nhi không đã được giải đáp. Thế chị em cần lưu ý gì khi siêu âm đầu dò?
Siêu âm đầu dò thường không khiến thai nhi và tử cung bị tổn thương. Do đó, mẹ bầu khi thực hiện phương pháp này có thể an tâm. Giống như những hình thức siêu âm khác, bạn không cần chuẩn bị quá nhiều khi làm siêu âm đầu dò. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi tiến hành siêu âm đầu dò: