[Lưu Ý] Những Món Bé Không Nên Ăn Sau Khi Chích Ngừa

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > [Lưu Ý] Những Món Bé Không Nên Ăn Sau Khi Chích Ngừa

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng tư 13, 2021

Mẹ đã biết những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa chưa? Sau khi tiêm ngừa bé nên bổ sung món gì để tăng cường sức khỏe. Xem ngay bài viết này của Phòng khám Đa khoa Phương Nam để có thể chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin tốt nhất mẹ nhé!

Những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa

Để giúp vacxin phát huy công dụng tốt, tránh những phản ứng phụ khi tiêm vacxin, mẹ không nên để bé ăn những món sau đây:

Món có chứa cồn, chất kích thích

Đối với những món chứa cồn sẽ khiến trẻ bị mất nước sau khi tiêm chủng, ngay cả khi chỉ dùng một lượng ít. Từ đó, những phản ứng sau khi chủng ngừa như mệt mỏi, đau nhức, sốt, buồn nôn,… có thể diễn ra trầm trọng hơn. Cảm giác nôn nao do dùng thức ăn có chất kích thích hoặc thiếu nước sẽ dễ bị lẫn lộn với phản ứng phụ sau khi trẻ tiêm vacxin.

Bên cạnh đó, những món ăn có chứa cồn sẽ khiến hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy giảm. Từ đó, khả năng đáp ứng của vacxin cũng không đạt được mức tối ưu. Ngoài ra, chẳng may mẹ cho trẻ ăn món có quá nhiều cồn, sẽ làm gia tăng nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ.

Món chứa quá nhiều chất béo bão hòa, đường

Những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa phải kể đến chính là thực phẩm chứa quá nhiều chất béo bão hòa, đường như đồ ngọt, phô mai,… Vì những món này có thể làm chất lượng giấc ngủ bị đảo lộn, áp lực hệ tiêu hóa tăng lên, các phản ứng sau tiêm chủng của trẻ phục hồi lâu hơn. Với những tác hại kể trên, mẹ nên hạn chế hoặc tốt nhất là bỏ qua những món chứa nhiều chất béo bão hòa và đường nhé.

nhung-mon-be-khong-nen-an-sau-khi-chich-ngua-1
Sau khi tiêm ngừa mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn phô mai

Thực phẩm đóng hộp được chế biến sẵn

Thực phẩm đóng hộp được chế biến sẵn là những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa. Thành phần trong thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều đường, chất béo tổng hợp, Natri,… hoàn toàn không tốt cho cơ thể, vì hệ miễn dịch có thể suy giảm.

Ngay cả trong những ngày bình thường, mẹ cũng không nên đưa các thực phẩm đóng hộp được chế biến sẵn vào khẩu phần ăn của bé. Do chẳng mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng mà còn có thể gây hại cho sức khỏe.

Các món cay nóng, nhiều dầu mỡ

Những món cay nóng, chứa dầu mỡ nhiều như thực phẩm chiên rán, thịt nướng,… sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ chịu nhiều áp lực. Vốn dĩ sau khi tiêm vacxin, bé có nguy gặp phản ứng phụ như buồn nôn rất khó chịu. Nếu hệ tiêu hóa không ổn định thì tình trạng nôn trớ càng trở nên trầm trọng.

Chưa kể trong thời điểm sau khi tiêm chủng, trẻ còn có thể gặp triệu chứng tiêu chảy. Việc bé tiêu thụ các món ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ sẽ làm triệu chứng này khó điều trị dứt điểm và nhanh chóng.

nhung-mon-be-khong-nen-an-sau-khi-chich-ngua-2
Mẹ không nên cho trẻ ăn món cay nóng sau tiêm ngừa

Sau khi tiêm ngừa bé nên bổ sung gì?

Bên cạnh tìm hiểu những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa, mẹ cần bổ sung các thực phẩm và thức uống sau:

Bổ sung thêm nước

Sau khi tiêm chủng, trẻ có thể gặp một số phản ứng phụ gây ra tình trạng mất nước như sốt, tiêu chảy,… Do đó, để giúp cơ thể bé lấy lại cân bằng, việc bổ sung thêm nước là điều vô cùng cần thiết. Lưu ý tiêm vacxin bị tiêu chảy là một triệu chứng thường gặp vì thế mẹ cần bình tĩnh, chăm sóc bé và quan sát tình trạng kéo dài liên tục (khoảng 1 tuần), không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc kèm theo triệu chứng bất thường thì nên đến bác sĩ để được thăm khám.

Thông thường, trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn bú mẹ sẽ cần thêm 150 ml nước trên 1kg trọng lượng cơ thể. Nếu bé có thể tiêu thụ thêm những loại thức uống khác. Mẹ nên cho bé dùng nước ép từ hoa quả thiên nhiên như nước cam, nước chanh, nước bưởi,… với lượng phù hợp. Thông qua các loại thức uống tươi ngon này, sẽ giúp trẻ bù nước hiệu quả và nhận thêm Vitamin thiết yếu.

Bên cạnh đó, nếu bé không thích uống nước, mẹ nên tăng cường cho bú. Vì sữa mẹ cũng là một cách cung cấp nước an toàn và nhanh chóng. Bạn thấy đó, nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bé, đặc biệt là sau khi tiêm ngừa. Nên mẹ hãy nhớ bổ sung nước cho trẻ thường xuyên nhé.

Những thực phẩm giàu Vitamin A

Các thực phẩm giàu Vitamin A góp phần gia tăng sức đề kháng cho bé nhanh chóng. Từ đó, giúp giảm nhẹ mức độ của các phản ứng phụ. Vitamin A có nhiều trong thịt bò, khoai lang, cà rốt,… nên mẹ rất dễ dàng mua được.

Đối với thịt bò và cà rốt mẹ có thể xay nhuyễn ra để nấu cháo cho bé. Trong khi món khoai lang nghiền cũng rất ngon miệng và giàu chất xơ tự nhiên. Mẹ còn chần chờ gì nữa, nhanh chóng áp dụng ngay thôi nào.

nhung-mon-be-khong-nen-an-sau-khi-chich-ngua-3
Cần bổ sung thực phẩm giàu Vitamin A cho bé sau tiêm chủng

Các món tươi vừa chế biến

Những món đóng hộp, chế biến sẵn chưa bao giờ được khuyến khích, đặc biệt là sau khi trẻ tiêm chủng. Vì thế, mẹ nên tự tay nấu các món ăn ngon và cho trẻ dùng ngay để mang đến lợi ích tốt nhất, giúp nâng cao sức đề kháng hiệu quả.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu rủi ro gây hại cho dạ dày trẻ, mẹ cần chọn mua những nguyên liệu sạch, tươi ngon nhất. Tránh dùng các thực phẩm kém chất lượng, vì có nguy cơ gây rối loạn hệ tiêu hóa.

Các món dễ tiêu hóa

Như đã nói ở phần trên, sau khi tiêm chủng trẻ có thể đối mặt với phản ứng phụ buồn nôn. Nếu hệ tiêu hóa kém khỏe mạnh, chịu nhiều áp lực sẽ khiến tình trạng nôn trớ thêm trầm trọng. Do đó, mẹ nên ưu tiên nấu các món dễ tiêu hóa như súp, cháo, thực phẩm xay nhuyễn, nghiền,…

Thông qua những món này vẫn đảm bảo mang đến các dưỡng chất cần thiết, vừa giảm bớt áp lực cho dạ dày. Hệ tiêu hóa non yếu của trẻ sẽ hoạt động tốt hơn, triệu chứng buồn nôn được hạn chế. Những món kể trên cũng rất đơn giản, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian cho mẹ khi nấu.

nhung-mon-be-khong-nen-an-sau-khi-chich-ngua-4
Hãy ưu tiên cho trẻ dùng món dễ tiêu hóa

Trên đây là các món sau khi tiêm ngừa nên bổ sung, mẹ hãy tham khảo thật kỹ trước lúc áp dụng nhé.

Tiêm vacxin là vô cùng quan trọng với trẻ vì là phương pháp phòng bệnh truyền nhiễm hiệu quả cho bé. Tuy nhiên sau khi tiêm vacxin sẽ có một số phản ứng phụ như đau và sưng chỗ tiêm, sốt nhẹ, … Những phản ứng này sẽ giảm dần và nhanh chóng qua đi trong 1 – 2 ngày.

Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn những món bé không nên ăn sau khi chích ngừa cùng nhiều thông tin hữu ích khác. Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1800 2222 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ