Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Tư 7, 2021
Mục Lục Bài Viết
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc bệnh rất cao vì lúc này sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên dễ bị virus tấn công. Đặc biệt các bệnh truyền nhiễm, có tính lây lan mạnh, để lại nhiều biến chứng nặng nề và thậm chí tử vong đang có xu hướng ngày càng gia tăng như SARS, H1N1, . Mà đối tượng dễ bị nhiễm bệnh lại là trẻ sơ sinh.
Để giúp mẹ dễ hiểu hơn, Bệnh viện Đa khoa Phương Nam sẽ mang đến hai dạng lịch là theo chương trình tiêm chủng mở rộng và ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng. Đến đây chắc nhiều mẹ thắc mắc tiêm vacxin nằm trong chương trình mở rộng và ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng khác nhau thế nào? Để hiểu rõ bạn có thể tham khảo phần chia sẻ so sánh tiêm chủng mở rộng và dịch vụ. Còn đơn giản thì các loại vacxin nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) được cung cấp miễn phí cho trẻ em dưới 1 tuổi tại các cơ sở y tế công lập và theo lịch cụ thể, còn vacxin ngoài tiêm chủng mở rộng thì phải trả phí, thực hiện tại cơ sở tử nhân và có thể tiêm bất kỳ thời điểm nào theo lịch của từng loại vacxin quy định.
Vậy cụ thể như sau lịch tiêm ngừa cho trẻ dưới một tuổi theo chương trình TCMR và ngoài TCMR cụ thể như thế nào?
Độ tuổi | Vacxin được sử dụng |
Sơ sinh | Trong 24 giờ đầu sau khi sinh, trẻ cần được tiêm vacxin viêm gan B ( VGB) mũi 0. |
Tiêm phòng bệnh lao bằng vacxin BCG. | |
2 tháng | Tiêm vacxin 5 trong 1 để phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib (mũi 1). |
Tiến hành uống vacxin bài liệt lần 1. | |
3 tháng | Tiêm vacxin 5 trong 1 để phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib (mũi 2). |
Tiến hành uống vacxin bài liệt lần 2. | |
4 tháng | Tiêm vacxin 5 trong 1 để phòng bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, Hib (mũi 3). |
Tiến hành uống vacxin bài liệt lần 3. | |
9 tháng | Tiêm mũi 1 vacxin phòng bệnh sởi. |
Trên đây là lịch tiêm ngừa cho trẻ dưới 1 tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Mẹ hãy theo dõi sát sao và đưa con đến cơ sở y tế công lập tiêm nhé.
Bên cạnh lịch tiêm ngừa cho trẻ dưới 1 tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Bé cần được tiêm những vacxin khác, cụ thể như sau:
Vacxin phòng viêm màng não mủ, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản,… do vi khuẩn Hib gây ra. Phác đồ gồm 3 mũi:
Vacxin phòng bệnh viêm não Nhật Bản B: Trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên sẽ được chỉ định tiêm (tùy theo loại vacxin). Thông thường, lịch tiêm gồm có 2 mũi. Trẻ dưới 1 tuổi sẽ tiêm mũi 1, sau một năm tiến hành tiêm mũi 2.
Vacxin phòng ngừa viêm não do mô cầu nhóm B+C: Chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Phác đồ gồm có 2 mũi, mũi 2 cách mũi đầu tiên 6 đến 8 tuần.
Vacxin phòng bệnh cúm: Trẻ em từ 6 đến 35 tháng tuổi cần tiêm 1 liều 0,25 ml mỗi năm.
Khi trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi cần được tiêm vacxin phòng bệnh tiêu chảy theo đúng phác đồ.
Trong vòng 12 giờ đầu sau khi sinh, tất cả trẻ em đều cần tiêm vacxin viêm gan B. Nếu mẹ xét nghiệm HBsAg dương tính, trẻ sẽ được tiêm thêm huyết thanh kháng viêm gan B trong cùng thời điểm với vacxin, nhưng ở vị trí khác.
Phòng khám Đa khoa Phương Nam vừa chia sẻ đến bạn lịch tiêm ngừa cho trẻ dưới 1 tuổi, cũng như lưu ý về loại vacxin cần tiêm ngay sau sinh. Mẹ hãy cùng tham khảo nhé!
Bên cạnh lịch tiêm ngừa cho trẻ dưới 1 tuổi, mẹ cần lưu ý thêm những trường hợp chống chỉ định hoặc trì hoãn tiêm vacxin cho bé, chi tiết như sau:
Xuất hiện các triệu chứng phản ứng nặng khi tiêm liều vacxin trước đó như sốt cao trên 39 độ C, tím tái, khó thở, co giật,… thì không được tiêm mũi tiếp theo.
Chống chỉ định tiêm vacxin sống giảm độc lực cho người bị suy giảm miễn dịch ví dụ như mắc bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh, có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng hay trẻ bị nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV.
Những trường hợp đặc biệt được nhà sản xuất vacxin chống chỉ định tiêm.
Đang mắc các bệnh cấp tính, truyền nhiễm, suy giảm chức năng cơ quan như tuần hoàn, hô hấp, thận, tim, gan,…
Hạ thân nhiệt ≤ 35,5 độ C, sốt ≥ 38 độ C (tại cơ sở tiêm chủng công lập) và sốt ≥ 37,5 độ C (ở cơ sở tiêm chủng ngoài công lập).
Hoãn tiêm vacxin giảm độc lực cho những trường hợp sau:
Chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện cho trẻ:
Trên đây là các trường hợp chống chỉ định và hoãn tiêm chủng, mẹ hãy tham khảo để có thêm kiến thức khi tiêm vacxin cho trẻ như chăm sóc trẻ sau khi tiêm vacxin để hạn chế và giảm thiểu tác dụng phụ nhé.