Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng bảy 17, 2022
Mục Lục Bài Viết
Uốn ván (phong đòn gánh) là một bệnh lý nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Nhất là ở trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai. Khi cơ thể bị nhiễm vi trùng Clostridium Tetani qua vết thương trên da, nó sẽ tiết ra chất độc Neurotoxin gây bệnh uốn ván. Triệu chứng thường gặp là làm tê cứng hàm và lưỡi. Sau đó, các cơn co giật đau đớn sẽ xuất hiện trong vòng 7 ngày. Một số bệnh nhân bị co giật cơ mạnh khiến toàn thân đau đớn. Thậm chí cơn co giật có thể diễn ra dữ dội dẫn đến khó thở và gây tử vong.
Mẹ bầu có thể phòng ngừa bệnh uốn ván thông qua phương pháp tiêm chủng. Kháng thể sẽ hình thành sau khi tiêm vaccine, giúp mẹ bầu có hệ miễn dịch tốt, bảo vệ bản thân và thai nhi trước sự xâm nhập của vi trùng uốn ván. Do vậy mẹ bầu nên tiến hành tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt.
Theo các chuyên gia, hệ thống miễn dịch của phụ nữ khi mang thai sẽ bị suy yếu, do đó rất dễ nhiễm bệnh. Để có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng thật tốt, thai phụ nên đến cơ sở y tế uy tín tiêm vaccine uốn ván từ sớm. Với thai nhi, vaccine uốn ván sẽ giúp trẻ phòng tránh nguy cơ bị nhiễm trùng rốn sau khi sinh. Tìm hiểu những đối tượng chống chỉ định tiêm phòng uốn ván
Sau khi chủng ngừa uốn ván, mẹ bầu thường gặp triệu chứng mẩn đỏ, sưng tấy, nổi cục cứng, sờ vào cảm thấy đau,… Vậy tiêm phòng uốn ván cho bà bầu bị sưng ngứa có sao không? Theo các bác sĩ, hiện tượng sứng ngứa sau khi tiêm vaccine uốn ván không gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Không chỉ riêng việc chủng ngừa uốn ván, mà hầu hết các loại vaccine sau khi tiêm đều gây ra phản ứng phụ. Do đó mẹ bầu đừng quá lo lắng.
Nguyên nhân cơ thể có phản ứng sau khi chủng ngừa là do các thành phần thừa tồn tại trong vaccine gây ra. Mẹ bầu có hệ miễn yếu nên càng dễ gặp phản ứng phụ sau tiêm, ví dụ như sưng ngứa. Nhất là những thai phụ có cơ địa nhạy cảm. Triệu chứng sưng ngứa sau khi tiêm ngừa uốn ván sẽ tự động mất đi trong khoảng 3 – 4 ngày.
Thắc mắc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu bị sưng ngứa đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Bên cạnh tình trạng sưng ngứa, mẹ bầu có thể gặp một số phản ứng khác sau khi chủng ngừa vaccine uốn ván. Tùy vào cơ địa, phản ứng phụ xuất hiện ở từng người sẽ khác nhau. Đa phần đều gặp phản ứng nhẹ, không quá nghiêm trọng. Một số phản ứng phụ có thể gặp bao gồm:
Vị trí chủng ngừa uốn ván bị sưng ngứa là một trong những phản ứng phụ phổ biến nhất. Trong vòng vài ngày, tình trạng đau sẽ giảm đi và biến mất. Tuy nhiên triệu chứng này có thể khiến bạn khó chịu. Mẹ bầu có thể uống một số loại thuốc giảm đau (nếu cần) theo chỉ định của bác sĩ.
Sau khi tiêm vaccine uốn ván, bạn có thể bị sốt nhẹ. Bạn có thể dùng thuốc hạ sốt thông thường theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám nếu sốt liên tục trên 39 độ C.
Bạn cũng có thể bị nhức đầu hoặc đau mỏi nhiều vị trí trên cơ thể sau khi chủng ngừa vaccine. Trong thời gian ngắn, phản ứng phụ này sẽ nhanh chóng giảm đi.
Bạn có thể thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi sau khi tiêm phòng. Nó được xem là tác dụng phụ khá phổ biến. Tương tự như những tác dụng phụ khác, cảm giác mệt mỏi là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang đáp ứng miễn dịch.
Đây là các phản ứng phụ của vaccine Tdap. Ước tính trong 10 người trưởng thành chủng ngừa vaccine Tdap sẽ có 1 trường hợp gặp phản ứng phụ này. Nếu gặp phải, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, bổ sung nhiều nước và chất dinh dưỡng, tránh dùng thực phẩm có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Đa phần các trường hợp bị sưng ngứa sau khi tiêm vaccine uốn ván chỉ kéo dài 6 – 8 tiếng. Cũng có một số trường hợp kéo dài hơn nhưng không đáng lo ngại. Mẹ bầu có thể chườm lạnh tại vị trí tiêm để làm giảm bớt tình trạng sưng ngứa. Bạn nên chườm khoảng 30 giây sau đó nhấc lên 5 giây rồi tiếp tục đặt vào. Hãy chườm liên tục trong 20 – 30 phút.
Lưu ý, nếu vết tiêm vẫn sưng tấy và ngứa trong khoảng 24 giờ tiếp theo, mẹ bầu nên chuyển sang chườm nóng. Mẹ bầu tuyệt đối không trực tiếp chườm đá lên vết tiêm vì có thể khiến tình trạng sưng thêm nặng.
Thai phụ có thể xoa nhẹ xung quanh vết tiêm khoảng 20 – 30 phút sau khi chủng ngừa để giúp máu lưu thông tốt hơn, hạn chế tình trạng sưng tấy. Trong trường hợp vết tiêm sưng to, đau nhức kéo dài, sốt cao, mẹ bầu hãy bù nước đầy đủ và nên đến cơ sở y tế thăm khám sớm.