Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trương Thị Hương | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng sáu 11, 2022
Mục Lục Bài Viết
HbA1c là loại Hemoglobin đặc biệt. Nó kết hợp giữa Glucose và Hemoglobin, đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu. HbA1c tồn tại trong hồng cầu, giữ vai trò vận chuyển Glucose và Oxy đi nuôi cơ thể. Sự hình thành HbA1c diễn ra chậm 0,05% trong ngày. HbA1c cũng tồn tại suốt đời sống của hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong khoảng 4 tuần.
Chỉ số HbA1c cao khi tăng trên mức bình thường 1% ứng với giá trị đường huyết tăng lên 30 mg/dl hay 1,7 mmol/l. Khi HbA1c > 6,5% chứng tỏ bệnh nhân đang kiểm soát đường huyết kém. Nếu HbA1c < 6,5% cho thấy đang kiểm soát đường huyết tốt. Xét nghiệm HbA1c được tiến hành bằng cách đo chỉ số của mẫu máu. Kết quả được tính theo tỷ lệ % Hemoglobin của máu.
Xét nghiệm HbA1c là hình thức đo lường lượng đường Glucose có liên kết với Hemoglobin trong máu. Hemoglobin sẽ hình thành lớp bảo vệ xung quanh khi Glucose tác dụng với Hb. Loại xét nghiệm này giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tiểu đường thông qua chỉ số Glucose đo được trong máu từ 5 – 12 tuần trước đó. Xét nghiệm HbA1c cũng góp phần sàng lọc và phát hiện sớm những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với bệnh nhân đái tháo đường như suy thận, tê chân, ảnh hưởng đến mắt,…
Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm HbA1c tùy thuộc vào khả năng kiểm soát đường huyết của người bệnh và loại đái tháo đường, nhưng được khuyến cáo nên thực hiện 2 – 4 lần/năm. Sau lần chẩn đoán đái tháo đường đầu tiên, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm HbA1c thường xuyên hơn nếu thấy khả năng kiểm soát đường huyết của người đó không tốt. Xét nghiệm này cũng được sử dụng để chẩn đoán và sàng lọc sức khỏe định kỳ hoặc nghi ngờ mắc bệnh đái tháo đường khi xuất hiện kèm theo một số dấu hiệu gia tăng nồng độ Glucose máu như:
Xét nghiệm HbA1c sẽ thực hiện với mẫu máu. Do đó, điều dưỡng sẽ tiến hành lấy mẫu máu để kiểm tra, cụ thể như sau:
Kết quả xét nghiệm HbA1c sẽ được phân thành những mức độ khác nhau như:
Kết quả này được đọc với bệnh nhân làm xét nghiệm HbA1c, phục vụ cho công tác chẩn đoán. Với hầu hết người trưởng thành không có thai hoặc mắc bệnh tiểu đường type 2 thì mức HbA1c hướng đến là dưới 7%. Một vài bệnh lý có thể khiến nồng độ HbA1c gia tăng nhưng kết quả vẫn nằm trong phạm vi bình thường như hội chứng Cushing, buồng trứng đa nang, u tủy thượng thận.
Xét nghiệm này không yêu cầu bệnh nhân phải chuẩn bị điều gì đặc biệt. Người bệnh cũng không cần nhịn ăn. Do đó có thể làm xét nghiệm HbA1c vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây khi tiến hành làm xét nghiệm HbA1c:
Sau quá trình lấy mẫu, bệnh nhân có thể quay trở lại ăn uống và sinh hoạt như bình thường. Bạn đừng quá lo lắng vì bác sĩ sẽ có thông tin cụ thể về những điều cần lưu tâm trước khi tiến hành xét nghiệm.
Chỉ số HbA1c sẽ phản ánh tình trạng kiểm soát đường của người bệnh trong 3 tháng liên tục. Từ đó giúp bác sĩ tiếp tục đề xuất kế hoạch chữa trị phù hợp. Ngoài ra, HbA1c cũng có giá trị chẩn đoán và tầm soát tiền đái tháo đường sớm. Đối với người bệnh tiểu đường, chỉ số HbA1c < 6,5% có nghĩa là đường huyết của bạn đang được kiểm soát tốt. Đồng nghĩa với việc có thể ngăn chặn sự phát triển của biến chứng về thần kinh, tim mạch, thận, mắt do bệnh tiểu đường gây ra. Có thể dùng chỉ số HbA1c để chẩn đoán bệnh tiền đái tháo đường và đái tháo đường.
Người bệnh đái tháo đường type 1 và 2 nên làm xét nghiệm HbA1c 3 tháng/lần. Nếu không có điều kiện thì vẫn cần thực hiện 6 tháng/lần. Thông qua kết quả xét nghiệm, chúng ta có thể xây dựng kế hoạch chữa trị tiếp theo cho người bệnh để ngăn ngừa tối đa biến chứng. Chỉ số HbA1c lý tưởng nhất sẽ ở mức < 6,5%. Trong một vài trường hợp có thể chấp nhận ở mức 6,5 – 7%. Nếu HbA1c > 7% báo động tình trạng kiểm soát Glucose của bệnh nhân đang rất xấu.
Kiểm soát đường huyết ổn định liên tục 24 giờ trong ngày sẽ là yếu tố quan trọng góp phần làm giảm chỉ số HbA1c theo đúng mục tiêu đã đề ra. Để đạt được chỉ số HbA1c tốt, đòi hỏi bệnh nhân phải tuân thủ nghiêm chế độ ăn uống, tập luyện, dùng thuốc và tự theo dõi đường huyết của mình thường xuyên.
Chỉ số HbA1c có khả năng tăng cao trong những trường hợp sau:
Chỉ số HbA1c có thể giảm trong những trường hợp sau:
Theo dõi đường huyết khi đói chỉ phản ánh giá trị đường huyết tại thời điểm thực hiện xét nghiệm. Trong khi xét nghiệm HbA1c sẽ cho thấy “bức tranh” tổng quan hơn về tỷ lệ % trung bình đường huyết của bạn hiện có trong 3 tháng vừa qua. Chỉ số HbA1c sẽ có ý nghĩa và giá trị cao hơn Glucose máu lúc đói tại cùng 1 thời điểm.
Mức giá xét nghiệm HbA1c dao động từ 150.000 – 250.000 đồng. Tùy vào từng cơ sở y tế, trình độ của bác sĩ, kỹ thuật viên, trang thiết bị, máy móc,… chi phí sẽ có sự thay đổi. Do đó, để được báo giá chính xác, bạn nên liên hệ trực tiếp với bệnh viện, phòng khám uy tín nhé.