Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười 24, 2022
Mục Lục Bài Viết
Bệnh dại có nguy cơ cao lây truyền ở động vật chưa được chủng ngừa, thường đi lang thang và tiếp xúc với chó/mèo hoặc con vật hoang dã mang mầm bệnh. Virus bệnh dại chủ yếu lây nhiễm thông qua vết cắn (nước bọt của động vật). Virus dại có khả năng tồn tại trong cơ thể từ 2 – 8 tuần trước khi xuất hiện dấu hiệu của bệnh. Tuy nhiên thời gian phát bệnh có thể rút ngắn còn 10 ngày nếu virus dại được truyền từ nước bọt qua vết cắn.
Virus sẽ tấn công vào hệ thần kinh gây ra tình trạng rối loạn thần kinh trung ương não dẫn đến biến chứng liệt não, viêm não khiến con vật trở nên điên dại và chết. Nguồn mang bệnh dại phổ biến là chó (90%), mèo nuôi (5%) và động vật hoang dã (5%). Triệu chứng bệnh dại ở thú nuôi thường biểu hiện thông qua 2 thể là câm và điên cuồng.
Bệnh lý này mỗi năm gây ra cái chết cho hàng triệu loài động vật và hơn 50.000 người trên toàn thế giới. Bệnh dại vô cùng nguy hiểm và gây ra nhiều ám ảnh. Vậy chó mèo bị bệnh dại sống được bao lâu? Xem tiếp bài viết để tìm câu trả lời bạn nhé.
Bệnh dại thường có 2 giai đoạn chính:
Quay lại với câu hỏi chó mèo bị bệnh dại sống được bao lâu? Vật nuôi chết trong 3 – 7 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên ở thể dại điên cuồng. Thể dại câm sẽ tiến triển nhanh hơn, thông thường chỉ mất từ 2 – 3 ngày.
Nếu nghi ngờ thú nuôi nhiễm virus dại, bạn nên đưa nó đến gặp bác sĩ thú y. Tại đây, con vật sẽ được cách ly trong lồng khoảng 10 ngày. Bác sĩ thú ý sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng kết hợp với việc theo dõi các dấu hiệu, lịch sử thói quen, thái độ của chúng. Một vài xét nghiệm có thể được chỉ định áp dụng cho vật nuôi như:
Mỗi năm có khoảng 59.000 trường hợp (đa phần là trẻ nhỏ) tử vong và hơn 10 triệu người phải tiến hành tiêm vắc xin dại vì bị phơi nhiễm. Một khi đã phát bệnh dại thì tỷ lệ tử vong gần như là 100%. Virus dại xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Do đó, việc chủng ngừa vắc xin dại cho cả người lớn, trẻ em đều rất quan trọng, cần được ưu tiên.
Tiêm ngừa dại đầy đủ trước phơi nhiễm sẽ mang đến lợi ích tích cực. Cụ thể là sau khi phơi nhiễm với bệnh dại, bạn chỉ cần chủng ngừa thêm 2 mũi vắc xin mà không cần dùng huyết thanh kháng dại. Việc làm này giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sức khỏe sau phơi nhiễm.
Chủng ngừa dại trước phơi nhiễm sẽ làm gia tăng hiệu quả bảo vệ. Vì lúc này đã tạo được tế bào nhớ miễn dịch, đáp ứng miễn dịch cũng gia tăng rất nhanh chóng khi được tiêm mũi nhắc lại. Do đó, phụ huynh nên cho trẻ tiêm phòng dại đầy đủ. Trẻ em là đối tượng dễ bị chó cắn, vết thương cũng thường nguy hiểm và rất sâu.