Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Đình Diện | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng ba 31, 2021
Thủy đậu được xem là bệnh lành tính, tuy nhiên, nếu không chăm sóc cẩn thận, bệnh có thể khiến người bệnh gặp phải nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm cầu thận…
Đặc biệt, nếu phụ nữ có thai mà mắc thủy đậu, thì sẽ càng nghiêm trọng hơn, bởi bệnh thủy đậu sẽ khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, khiến thai nhi ngừng phát triển. Hơn nữa, thủy đậu có thể lây truyền từ mẹ sang thai nhi, gây ra tình trạng trẻ bị thủy đậu bẩm sinh và để lại những biến chứng như đục thủy tinh thể, chậm phát triển, nhẹ cân, đầu nhỏ hay sẹo dưới da… cho trẻ.
Tiêm vacxin ngừa thủy đậu là giải pháp hữu hiệu và an toàn nhất để bảo vệ cả mẹ và bé khỏi các biến chứng của thủy đậu. Giúp mẹ có một thai kỳ an toàn, trẻ sinh ra khỏe mạnh hơn.
Thông thường, phụ nữ nên tiêm 2 mũi vacxin ngừa thủy đậu trước khi mang thai thì mới đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Hơn nữa, chỉ nên có thai sau khi đã tiêm vacxin được khoảng 3 tháng để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Nếu bạn đang tiêm phòng thủy đậu mà có thai hoặc tiêm phòng thủy đậu 2 tháng thì có thai, thì các chuyên gia y tế sẽ giải thích như sau:
Về lý thuyết, phụ nữ cần tránh mang thai trong vòng 3 tháng sau khi tiêm vacxin ngừa thủy đậu, mới đảm bảo an toàn cho thai nhi. Bởi vì vacxin thủy đậu thuộc loại vacxin giảm độc lực, được sản xuất từ virus gây bệnh thủy đậu đã được làm giảm độc lực, nên nó có thể gây hại cho thai nhi.
Tuy nhiên, thực tế thì việc này cũng sẽ không gây ảnh hưởng gì nhiều và hậu quả sẽ ít hơn rất nhiều so với việc mẹ bầu mắc thủy đậu trong giai đoạn này. Do đó, mẹ không cần quá băn khoăn về vấn đề đang tiêm phòng thủy đậu mà có thai phải làm sao?
Nhưng để đảm bảo an toàn cũng như phòng ngừa những vấn đề ngoài ý muốn xảy ra, mẹ cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và thường xuyên thăm khám sức khỏe thai kỳ để nắm được tình hình phát triển của bé. Các giai đoạn cần kiểm tra bao gồm: