[Giải Đáp] Thai 3 Tuần Siêu Âm Đầu Dò Có Thấy Không? 

Trang chủ > Chuyên khoa > Sản phụ khoa > Sản khoa > [Giải Đáp] Thai 3 Tuần Siêu Âm Đầu Dò Có Thấy Không? 

Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng Ba 15, 2023

Nhiều chị em phụ nữ nghi ngờ mình xuất hiện các dấu hiệu mang thai sớm nên tiến hành siêu âm đầu dò. Liệu thai 3 tuần siêu âm đầu dò có thấy không? Bé bị ảnh hưởng không? Hãy cùng với Đa khoa Phương Nam giải đáp những thắc mắc trên ngay trong bài viết bên dưới bạn nhé!

Siêu âm đầu dò là gì?

Siêu âm đầu dò là phương pháp đơn giản, không gây đau đớn, được áp dụng phổ biến hiện nay trong chẩn đoán mang thai, thăm khám các vấn đề phần phụ. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ đưa thiết bị chuyên dụng gắn sóng siêu âm vào trong âm đạo và tiến hành quan sát cơ quan sinh dục bên trong của phụ nữ gồm ống dẫn trứng, vòi trứng, âm đạo, cổ tử cung, tử cung,… Đồng thời, siêu âm đầu dò cũng hỗ trợ bác sĩ quan sát được sự hình thành trứng, thời kỳ rụng trứng, độ dày – mỏng của lớp niêm mạc trong thành tử cung.

Chính vì vậy siêu âm đầu dò cũng được hỗ trợ tốt trong việc thụ tinh nhân tạo đối với những người hiếm muộn, khó có con.

Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dò là phương pháp thăm khám âm đạo phổ biến hiện nay

Bên cạnh đó, siêu âm đầu dò cũng giúp phát hiện những bệnh lý liên quan đến hệ sinh sản như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, tắc vòi, ống dẫn trứng, mang thai ngoài tử cung,…

Có thai bao nhiêu tuần thì siêu âm được?

Thông thường, một chu kỳ mang thai kéo dài khoảng 40 tuần. Thời gian được tính từ ngày kinh cuối cùng của lần kinh nguyệt gần nhất. Trong giai đoạn đầu, trứng rụng sau đó sẽ thụ tinh, tạo thành hợp tử và đi đến tử cung để làm tổ.

Quá trình này thường diễn ra trong vòng 2 tuần đầu, vì vậy nếu các mẹ đi siêu âm thai vào thời gian này thì sẽ không nhận được kết quả chính xác. Thậm chí phương pháp thăm khám đầu dò âm đạo cũng không cho ra hình ảnh thai nhi. Điều này cũng được xem là gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào thai nhi nếu có em bé thật.

Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo chỉ nên đi khám thai vào tuần thứ 6 – 10, khi cơ thể bị trễ kinh nguyệt hơn 3 tuần. Đồng thời xuất hiện một số dấu hiệu nghi ngờ mang bầu như buồn nôn, ốm nghén, que thử thai 2 vạch, mệt mỏi, tăng cân,…

Thai 3 tuần siêu âm đầu dò có thấy không?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc rằng thai 3 tuần siêu âm đầu dò có thấy không? Các bác sĩ cho biết, khi thai đạt 3 tuần tuổi thì đây là lúc làm tổ của trứng, chưa hình thành nên một cơ thể nhất định nào cả.

Trong giai đoạn này, phôi đã được hình thành và di chuyển đến tử cung để làm tổ. Những phôi bào có kích thước rất bé mà mắt thường không nhận ra bằng hình ảnh bào thai. Đây là khoảng thời gian quá sớm để kết luận rõ ràng sự xuất hiện của em bé. Nên thai 3 tuần siêu âm sẽ không có kết quả chính xác.

Khi thai 3 tuần tuổi thì mẹ bầu cần chú ý đến các dấu hiệu như căng cơ vùng chậu, chuột rút, bụng đầy hơi, ngực căng tức, buồn nôn, nôn, 2 đầu ti trở nên nhạy cảm, đặc biệt là vào buổi sáng và khi ngửi thấy mùi đồ ăn, thường xuyên mắc tiểu, rỉ máu ra quần, nôn ói,… cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.

Thai 3 tuần siêu âm đầu dò có thấy không?
Thai 3 tuần siêu âm đầu dò có thấy không?

Những mốc siêu âm thai quan trọng

Kể từ khi siêu âm thai lần đầu, mẹ bầu không cần phải thăm khám sức khỏe mỗi tuần. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý những mốc siêu âm thai quan trọng dưới đây:

Thai được 11 – 13 tuần

Siêu âm thai ở giai đoạn này, giúp hỗ trợ tầm soát và phát hiện ra sự bất thường của nhiễm sắc thể gây bệnh Down, số lượng thai, có hiện tượng đa thai hay không, số bánh nhau, số lượng buồng ối, dự tính ngày sinh,…

Mẹ nên đi khám thai khi bé được 11 - 13 tuần tuổi
Mẹ nên đi khám thai khi bé được 11 – 13 tuần tuổi

Thai được 18 – 22 tuần

Khi tuổi thai được 18 – 22 tuần, việc thăm khám thai có thể giúp phát hiện ra những dị tật như sứt môi, bất thường cấu trúc não bộ, hở hàm ếch, sự liên tục của thành bụng, tình trạng không bình thường về xương, cột sống như: Xương không thẳng hàng, thiếu xương, biến đổi số lượng thận, bánh nhau, dây rốn, nước ối,…

Thai được 30 – 32 tuần

Đây là một trong những mốc siêu âm quan trọng nhất vì đã ở giai đoạn cuối của thai kỳ. Bác sĩ sẽ theo dõi được tình hình phát triển của thai nhi, sự thay đổi ở cơ thể mẹ. Từ đó tiên lượng quá trình sinh nở một cách tốt nhất.

Các khảo sát cũng được thực hiện trong giai đoạn này, nhằm tìm ra những bất thường về tổ chức cơ quan, khảo sát hệ tuần hoàn để xem bé có bị thiếu hụt oxy hay không, phát hiện rối loạn về chức năng của bánh nhau,…

Sự thay đổi của mẹ khi mang thai 3 tuần tuổi

Như vậy chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc thai 3 tuần siêu âm đầu dò có thấy không. Bên cạnh đó, bạn đọc cần tìm hiểu thêm về những thay đổi của mẹ khi mang bầu 3 tuần nhằm phát hiện thai sớm, không đi siêu âm đầu dò gây nguy hiểm đến bé.

Khi thai ở giai đoạn 1, 2, 3 tuần, mẹ bầu sẽ có các dấu hiệu dưới đây:

  • Bị chuột rút hay căng cơ ở vùng chậu.
  • Xuất hiện cảm giác bị đầy hơi.
  • Ngực có cảm giác cương cứng, đầu ti nhạy cảm hơn. Vòng 1 to hơn bình thường.
  • Có cảm giác bị ốm nghén, buồn nôn thường xuyên, nhất là vào buổi sáng.
  • Rò rỉ ít máu ra quần chip.
  • Buồn đi tiểu nhiều hơn. 

Thai ngoài tử cung và phương hướng giải quyết

Khi thai đã ổn định, bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu làm thêm siêu âm đầu dò để kiểm tra tình trạng của bé và những vấn đề khác. Nếu phát hiện thai ngoài tử cung thì sẽ đưa ra phương pháp xử lý kịp thời. 

Thai ngoài tử cung là gì?

Siêu âm đầu dò có thể chẩn đoán được tình trạng mang thai ngoài tử cung. Nó rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người mẹ. Bác sĩ cho biết, mang thai ngoài tử cung là trạng thái khi trứng đã thụ tinh, làm tổ ở vị trí bên ngoài tử cung. Phổ biến nhất là tại ống dẫn trứng thay vì làm tổ bên trong tử cung như bình thường. Trong một số trường hợp, thai ngoài tử cung có thể xảy ra trên vòi trứng, khoang bụng.

Cách xử lý thai ngoài tử cung

Tử cung được xem là cơ quan duy nhất để chứa thai nhi. Vì nó có thể kéo dài, mở rộng khi em bé lớn lên. Ngược lại, ở vị trí ống dẫn trứng và các cơ quan khác không đủ không gian để chứa phôi thai khi lớn. Chúng có thể bị vỡ khi trứng thụ tinh, phát triển. Điều này khiến mẹ bầu chảy máu, đe dọa đến tính mạng.

Thai ngoài tử cung và phương hướng giải quyết
Thai ngoài tử cung gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ

Gần như ở toàn bộ các trường hợp mang thai ngoài tử cung, chuyên gia phụ trách sẽ tiến hành loại bỏ. Bởi vì thai nhi không thể phát triển tại khu vực này. Đồng thời, nó có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người mẹ. Tùy thuộc vào kích thước của thai, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật nội soi để xử lý.

Đa khoa Phương Nam vừa giải đáp thắc mắc thai 3 tuần siêu âm đầu dò có thấy không? Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý đến những mốc thời gian quan trọng để đi khám thai nhằm nắm bắt sự phát triển của em bé cũng như phát hiện được các bất thường bẩm sinh. Từ đó có phương án xử lý kịp thời không gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Để được tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1900 633 698.

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Chat ngay 1