Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa | Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng mười một 28, 2023
Mục Lục Bài Viết
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình 100g thịt vịt sống có chứa khoảng 337 Calo – cao hơn nhiều so với lượng calo trong thịt bò hoặc calo trong thịt heo; 19 g Protein; 28 g chất béo; 84 mg Cholesterol; 204 mg Kali; 2,7 mg chất Sắt; 0,2 mg vitamin B6; 0,3 μg vitamin B12; 16 mg Magie; 11 mg Canxi và 3 IU vitamin D (IU: Đơn vị đo lường của vitamin D.
Hàm lượng Calo trong thịt vịt sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào bộ phận của thịt vịt cũng như cách chế biến, cụ thể:
Như vậy chúng ta đã có được câu trả lời “Thịt vịt bao nhiêu Calo?”. Trong phần tiếp theo hãy cùng chúng tôi khám phá về thành phần dinh dưỡng có trong loại thịt này nhé!
Theo nghiên cứu khoa học hiện đại, thịt vịt được xem là một nguồn thực phẩm giàu chất béo so với thịt của các loại gia cầm khác như gà, ngỗng, chim bồ câu hay chim cút. Đặc biệt, thịt vịt chứa nhiều vitamin B, Selen, Phốt Pho và Sắt – những chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Trong lĩnh vực Đông y, thịt vịt được coi là có tính hàn, mang lại hiệu quả tư âm và dưỡng vị. Nó được coi là một loại thuốc bổ cao cấp, giúp ổn định, cân bằng ngũ tạng. Một số tài liệu cũng ghi nhận rằng thịt vịt có tác dụng nuôi dưỡng dạ dày, sinh tân dịch và trấn an tinh thần.
Tóm lại, thịt vịt được coi là một nguồn thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo những người mắc bệnh tim mạch nên hạn chế tiêu thụ thịt vịt do nó chứa nhiều chất béo có hại cho sức khỏe tim mạch.
Thịt vịt đóng vai trò là một nguồn cung cấp Cholesterol HDL – được coi là một loại Cholesterol có lợi cho cơ thể. Cholesterol HDL không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm mức độ LDL – loại Cholesterol có tác động tiêu cực đối với cơ thể.
Với hàm lượng Protein cao, thịt vịt được xem là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và axit amin quan trọng để duy trì năng lượng cho một ngày làm việc, học tập.
Thêm vào đó, thịt vịt còn cung cấp một khoáng chất quan trọng, đó là Selen. Selen được biết đến là một chất chống oxy hóa, giúp ngăn chặn tổn thương tế bào và có tác dụng chống viêm.
Thịt vịt có hàm lượng chất béo khá cao, tuy nhiên, đây là chất béo không bão hòa, khác với chất béo bão hòa thường có trong thịt động vật khác. Lượng chất béo này có tác động tích cực đối với các cơ quan tim mạch và hệ tuần hoàn.
Trong quá trình chế biến, do nhiệt độ cao, một số loại chất béo trong thịt vịt có thể giảm đi. Do đó, thịt vịt là một nguồn cung cấp chất béo lành mạnh, ít gây tình trạng béo phì cho cơ thể con người.
Lượng calo trong thịt vịt cũng không quá cao so với calo trong các loại thịt khác nên không ảnh hưởng quá nhiều đến cân nặng.
Bên cạnh vấn đề “Thịt vịt bao nhiêu Calo?” thì nhiều người cũng quan tâm tới cách ăn thịt vịt không sợ béo. Việc tiêu thụ thịt vịt một cách thả ga có thể dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng. Đối với những người muốn duy trì vóc dáng thì cần lưu ý những điểm dưới đây:
Thời điểm ăn:
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mọi người bổ sung nhiều dưỡng chất trong bữa sáng, giảm dần vào bữa trưa và hạn chế đối với bữa tối. Vì vậy, thời điểm lý tưởng để tiêu thụ thịt vịt là vào buổi sáng, nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động suốt cả ngày. Ăn bún phở vịt vào buổi sáng có thể đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để duy trì công việc hàng ngày.
Hạn chế vào buổi tối:
Hạn chế tiêu thụ thịt vịt vào bữa tối đặc biệt là trong buổi tối muộn. Điều này không chỉ giúp kiểm soát tăng cân mà còn tránh được phản tác dụng của dinh dưỡng trong thịt vịt.
Thịt vịt chứa hàm lượng Protein, Canxi, Sắt, vitamin A, B1, D,… cần thiết, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên khi tiêu thụ loại thịt này bạn cũng cần lưu ý: