Vắc Xin Sởi Có Mấy Loại? Điểm Khác Nhau Là Gì?

Trang chủ > Chuyên khoa > Khoa khác > Y học dự phòng > Vắc Xin Sởi Có Mấy Loại? Điểm Khác Nhau Là Gì?

Tác giả: Duyen Nguyen Ngày đăng: Tháng chín 16, 2022

Sởi là bệnh lý có thể lây lan trong cộng đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nó đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ vì có sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa bệnh lý này bằng vắc xin. Vậy vắc xin sởi có mấy loại? Chúng có điểm khác nhau như thế nào? Hãy cùng Đa khoa Phương Nam tìm hiểu bạn nhé!

Vắc xin sởi có mấy loại?

Vắc xin sởi có mấy loại? Vắc xin sởi hiện có 2 loại chính là vắc xin phối hợp, sởi đơn MVVAC. Trong đó, vắc xin sởi phối hợp sẽ bao gồm vắc xin MR (sởi – Rubella) và vắc xin MMR (sởi – quai bị – Rubella). Thắc mắc vắc xin sởi có mấy loại đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Chúng ta hãy tiếp tục tìm hiểu sự khác nhau giữa các loại vắc xin sởi nhé. 

Vắc xin sởi có mấy loại?
Vắc xin sởi có mấy loại?

Sự khác nhau giữa các loại vắc xin sởi là gì?

Vắc xin sởi có mấy loại? Như đã đề cập ở trên, vắc xin sởi có 2 loại chính là vắc xin sởi đơn MVVAC và phối hợp. Cụ thể được chia thành 3 loại MVVAC, MR, MMR II. Chúng có những điểm khác nhau như sau:

Vắc xin sởi đơn MVVAC

MVVAC là vắc xin sởi đơn. Đây là loại vắc xin virus sống, giảm độc lực. Nó được sản xuất theo công nghệ chuyển giao của Viện Kitasato (Nhật Bản) với công nghệ đạt chuẩn GMP của WHO. Tại Việt Nam, Bộ Y Tế đã cấp phép sử dụng vắc xin MVVAC từ cuối năm 2009 và đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng. Lịch chủng ngừa vắc xin sởi đơn như sau:

  • Mũi 1: Tiêm phòng cho trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi trở lên theo lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.
  • Mũi 2: Chủng ngừa nhắc lại khi trẻ được 15 – 18 tháng tuổi (hoặc kết hợp cùng Rubella và quai bị trong MMR II).

Vắc xin sởi – Rubella (MR)

Vắc xin sởi – Rubella MR (Việt Nam) là loại vắc xin sống, giảm độc lực. Nó hỗ trợ ngăn ngừa đồng thời 2 bệnh lý nguy hiểm là sởi và Rubella, có hiệu quả phòng bệnh lên đến 100%. Đáp ứng miễn dịch sẽ còn phụ thuộc vào loại vắc xin, độ tuổi tiêm, đặc điểm miễn dịch, tình hình sức khỏe cũng như chất lượng của vắc xin tại cơ sở y tế.

Vắc xin sởi – Rubella cũng nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, chỉ định chủng ngừa cho trẻ từ 1 – 14 tuổi nhằm mục đích tạo ra miễn dịch chủ động để phòng bệnh. Hình thức tiêm chủng này hướng đến mong muốn loại trừ bệnh sởi, Rubella và hội chứng Rubella bẩm sinh. Về lịch tiêm, mũi vắc xin phối hợp sởi – Rubella sẽ được chủng ngừa 1 liều duy nhất trong độ tuổi từ 1 – 14.

Vắc xin sởi – quai bị – rubella (MMR II)

Vắc xin sởi – quai bị – Rubella MMR II (Mỹ) được chỉ định tiêm để phòng ngừa cùng lúc 3 căn bệnh là sởi, quai bị, Rubella cho trẻ nhỏ từ 12 tháng tuổi trở lên. Vắc xin sẽ được chủng ngừa mũi đầu tiên vào tháng 12 – 15 hoặc trễ hơn để tránh tương tác với kháng thể truyền từ mẹ sang con. Mũi vắc xin nhắc lại ở độ tuổi 4 – 6 tuổi hoặc sớm hơn nếu xảy ra dịch có công dụng củng cố miễn dịch cho trẻ nếu chưa đáp ứng với mũi tiêm trước đó. 

Vắc xin sởi có 2 loại chính là vắc xin sởi đơn MVVAC và phối hợp
Vắc xin sởi có 2 loại chính là vắc xin sởi đơn MVVAC và phối hợp

Các trường hợp tạm hoãn tiêm vắc xin sởi, quai bị, Rubella 

Chúng ta đã biết vắc xin sởi có mấy loại cũng như điểm khác nhau giữa chúng. Dưới đây là những trường hợp tạm hoãn chủng ngừa vắc xin sởi – quai bị – Rubella:

  • Trẻ bị bệnh nhiễm trùng và các bệnh lý cấp tính khác.
  • Trẻ sốt trên 37,5 độ C hoặc đang bị hạ thân nhiệt dưới 35,5 độ C.
  • Trẻ vừa dùng những sản phẩm Globulin miễn dịch hoặc truyền huyết tương, máu trong 3 tháng.
  • Trẻ đang hoặc vừa kết thúc chữa trị Corticoid trong vòng 2 tuần.
  • Trẻ bị bệnh thiếu máu nặng, bạch cầu cấp hoặc những bệnh lý về máu nghiêm trọng khác. 

Những trường hợp dị tật nhưng không bị suy chức năng các cơ quan, mắc HIV chưa diễn tiến đến AIDS hoặc trẻ suy dinh dưỡng không nằm trong diện chống chỉ định chủng ngừa vắc xin.

Các phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc xin sởi

Bên cạnh thắc mắc vắc xin sởi có mấy loại. Nhiều bạn đọc cũng muốn tìm hiểu về các phản ứng có thể gặp sau khi chủng ngừa vắc xin sởi. Cụ thể gồm có:

  • Chỗ tiêm sưng đau nhẹ trong vòng 24 giờ, đa phần đều tự khỏi từ 2 – 3 ngày mà không cần can thiệp y tế.
  • Sốt nhẹ sau khi chủng ngừa trong khoảng 1 – 2 ngày.
  • Phát ban từ 7 – 10 ngày sau khi tiêm ngừa và kéo dài trong khoảng 2 ngày.
  • Viêm não được cảnh báo sau khi chủng ngừa vắc xin với tỷ lệ rất thấp.
  • Tiêu chảy, nôn, buồn nôn, viêm tuyến mang thai.
  • Đau khớp, đau cơ thoáng qua và không mạn tính. 
  • Có thể xuất hiện những phản ứng quá mẫn như co thắt khí phế quản, mề đay. 
  • Một số phản ứng nghiêm trọng hiếm gặp hơn là sốc phản vệ, giảm tiểu cầu,…
Các phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc xin sởi
Có thể bị sốt nhẹ sau khi chủng ngừa vắc xin sởi

Tóm lại, vắc xin sởi có mấy loại? Vắc xin sởi hiện có 2 loại chính là phối hợp và sởi đơn MVVAC. Trong đó, vắc xin sởi phối hợp có 2 loại là MR, MMR II. Tùy vào độ tuổi, nhu cầu chủng ngừa, bác sĩ sẽ chỉ định loại vắc xin sởi phù hợp. Nếu còn thắc mắc khác cần tư vấn thêm, bạn vui lòng liên hệ với Phòng khám Đa khoa Phương Nam qua Hotline 0868 666 968 hoặc 1800 2222!

Đánh giá bài viết
Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Giờ làm việc

Thứ 2 - Chủ Nhật

Thời gian: 07h00p - 18h00p

Liên Hệ

  • 1/ Số 81 Phan Đình Phùng, Phường 1, Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
    2/ Số 412 Quốc lộ 20, Thị trấn Liên Nghĩa, Huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng

Đăng ký tư vấn ngay

Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí về sức khỏe của bạn!

Bạn chưa điền số điện thoại

DMCA.com Protection Status
*Lưu ý: kết quả điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa từng người
Gọi ngay Đặt hẹn
CHAT NGAY
Địa Chỉ Bác sĩ