Tác giả: Duyên Nguyễn Ngày đăng: Tháng chín 15, 2022
Mục Lục Bài Viết
Vacxin sởi được điều chế từ virus sởi chủng Edmonston-Zagreb. Nó thường được chủng ngừa kết hợp với vacxin Rubella và quai bị (MMR). Vacxin có dạng viên đông khô, có màu trắng vàng, kèm theo dung dịch pha khi tiêm. Sau khi tiến hành pha sẽ có thể tích 0,5 ml. Vacxin sởi đông khô được bảo quản trong 7 ngày ở 37 độ C mà không làm tác dụng bị suy giảm. Vậy vị trí tiêm vacxin sởi ở đâu?
Tiêm vacxin sởi đúng cách sẽ hỗ trợ làm giảm đau trong quá trình chủng ngừa. Cụ thể là phải tiêm đúng đường và vị trí. Đường và vị trí tiêm vacxin sởi như sau:
Chúng ta đã biết vị trí tiêm vacxin sởi ở đâu. Vậy sau khi tiêm vacxin sởi, cơ thể có những phản ứng phụ gì? Vacxin sởi có thể gây sưng đau nhẹ tại chỗ trong vòng 24 tiếng sau tiêm. Những triệu chứng này thường tự khỏi sau 2 – 3 ngày mà không cần tiến hành can thiệp y tế. Tình trạng sốt nhẹ có thể diễn ra trong 7 – 12 ngày sau tiêm và kéo dài khoảng 1 – 2 ngày.
Hiện tượng phát ban thông thường bắt đầu từ 7 – 10 ngày sau chủng ngừa và kéo dài trong 2 ngày. Khi tiêm mũi 2, các phản ứng phụ sẽ diễn ra ở mức độ nhẹ hơn. Tình trạng viêm não đã được báo cáo khi tiêm phòng vacxin sởi với tỷ lệ rất hiếm. Tuy nhiên, triệu chứng này vẫn chưa được chứng minh là có liên quan đến vacxin.
Một vài tác dụng phụ khác có thể xuất hiện liên quan đến thành phần của vacxin quai bị, Rubella nếu chọn tiêm vacxin phối hợp MR hoặc MMR. MR là vacxin sởi, Rubella. MMR là vacxin sởi, quai bị, Rubella. Thành phần của vacxin quai bị có thể dẫn đến một vài tác dụng phụ như viêm tinh hoàn, sốt động kinh, sốt nhẹ, viêm tuyến mang tai.
Thành phần của vacxin Rubella có thể gây ra những tác dụng phụ như viêm khớp, đau khớp kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Nó thường xảy ra ở phái nữ trong độ tuổi thanh thiếu niên, trưởng thành. Nam giới hiếm khi gặp hiện tượng này. Tình trạng giảm tiểu cầu, nổi hạch bạch huyết, ngứa cũng có khả năng xuất hiện. Hiếm khi gặp triệu chứng sốc phản vệ.
Trường hợp gặp phản ứng phụ nghiêm trọng như sốt cao, sốc phản vệ, quá mẫn,… cần áp dụng một số biện pháp để xử lý tai biến sau chủng ngừa kịp thời.
Bên cạnh việc tìm hiểu vị trí tiêm vacxin sởi ở đâu. Bạn cũng cần biết cách xử lý chỗ tiêm bị sưng sao cho an toàn, hiệu quả. Nếu thấy vùng tiêm của trẻ bị sưng, phụ huynh hãy áp dụng một số biện pháp để làm giảm bớt tình trạng này, ví dụ như:
Bố mẹ cũng cần theo dõi và xử lý các phản ứng phụ của vacxin (nếu có), ví như sốt, rối loạn tiêu hóa, phát ban,… Điều này đòi hỏi phụ huynh phải có kiến thức và biết cách thực hành chăm sóc trẻ tại nhà sau khi chủng ngừa.
Thắc mắc vị trí tiêm vacxin sởi ở đâu đã được Đa khoa Phương Nam giải đáp. Vậy phụ huynh cần chuẩn bị gì trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng? Chuẩn bị cho con một sức khỏe tốt trước khi chủng ngừa là việc làm vô cùng quan trọng, giúp nâng cao khả năng tạo ra kháng thể miễn dịch đồng thời hạn chế nguy cơ dẫn đến tác dụng phụ. Do đó, bố mẹ cần lưu ý: